Xuất khẩu của Đức dự kiến trì trệ trong năm 2024
Chủ nhật, 12-5-2024AsemconnectVietnam - Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết xuất khẩu của Đức dự kiến sẽ trì trệ trong năm nay, sau khi giảm 1,8% trong năm ngoái.
Báo cáo Triển vọng Kinh doanh Thế giới AHK thường kỳ của DIHK cho biết, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhẹ nhưng các công ty vẫn chưa được hưởng lợi đủ do sự bất ổn chính trị và rủi ro địa chính trị.
Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương của DIHK, cho biết: “Sự phát triển yếu kém của ngoại thương Đức vào thời điểm đầu năm và sự cải thiện nhẹ về kỳ vọng kinh doanh và ý định đầu tư cho thấy một năm đầy thách thức, mặc dù có những tia hy vọng nhỏ”.
Nền kinh tế Đức có định hướng thương mại cao và do đó nhạy cảm với các sự kiện quốc tế làm suy yếu nhu cầu nước ngoài.
Cuộc khảo sát của DIHK cho thấy các công ty Đức có hoạt động ở nước ngoài ngày càng lạc quan về sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Trong số 4.300 công ty được khảo sát, 31% dự đoán kinh tế nước ngoài sẽ tăng trưởng trong năm nay, được thúc đẩy nhờ tỷ lệ lạm phát chậm lại và hy vọng cắt giảm lãi suất.
Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào tháng 11/2023, con số này là 22%.
Một trong năm công ty vẫn dự đoán kinh tế sẽ suy thoái, so với 28% trong cuộc khảo sát trước đó.
Trong khi các công ty lạc quan hơn về hoạt động ở nước ngoài, kỳ vọng của họ đối với Trung Quốc một lần nữa lại giảm sút.
Nhu cầu tiếp tục yếu trong nền kinh tế Trung Quốc được 80% công ty coi là rủi ro kinh doanh.
Maximilian Butek, trưởng đại diện của phái đoàn DIHK tại Thượng Hải, cho biết: “Những bất lợi cạnh tranh ngày càng tăng so với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là về khả năng tiếp cận thị trường, liên hệ với chính quyền hoặc thu thập thông tin về đấu thầu công khai là gánh nặng đối với các công ty Đức”.
Các công ty lạc quan hơn về cơ hội kinh doanh ở các khu vực khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi vẫn là điểm đến quan trọng cho việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Theo cuộc khảo sát, các công ty đã không thấy bất kỳ sự cải thiện nào về tình hình của họ ở khu vực đồng euro kể từ tháng 11/2023 và kỳ vọng kinh doanh trong 12 tháng tới vẫn ở dưới mức trung bình toàn cầu.
Ở Mỹ, các công ty lo ngại hơn nhiều về điều kiện chính sách kinh tế không chắc chắn và trên hết là các rào cản thương mại có thể bắt đầu vào tháng 11 tới.
N.Nga
Nguồn: VITIC/Reuters
Lạm phát của Italy giảm nhẹ trở lại trong tháng 4
Hoạt động dịch vụ của Nhật Bản mở rộng mức tăng nhờ nhu cầu vững chắc
Xuất khẩu tháng 4 của Đài Loan tăng trưởng thấp hơn dự kiến
Xuất khẩu của Đức phục hồi trong tháng 3/2024 nhưng đơn đặt hàng công nghiệp giảm
OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024
Indonesia: Lạm phát tháng 4 vẫn ở mức cao, BI vẫn giữ quan điểm diều hâu
Các ngân hàng trung ương lớn không thay đổi lãi suất trong tháng 4
Kinh tế Đức có nhiều tín hiệu lạc quan
Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 4,8% trong năm 2024
Đồng yên Nhật Bản trượt giá xuống thấp nhất 34 năm
Ngân hàng Anh chuẩn bị cắt giảm lãi suất
PMI khu vực Eurozone báo hiệu tăng trưởng phục hồi
IMF: Các nền kinh tế châu Á đang hướng tới “hạ cánh mềm”
Đồng đô la mạnh gây quan ngại khắp châu Á, hiện tượng Déjà vu xuất hiện
Danh bạ doanh nghiệp tỉnh Ehime, Nhật Bản
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin và tăng cường kết nối giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại ...Châu Á là khu vực xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam ...
Những mặt hàng nông sản chủ lực trong quý 1 và dự báo xuất ...