Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Thứ ba, 7-5-2024AsemconnectVietnam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng cộng 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi trong cả năm 2023 và đà tăng trưởng được nối tiếp trong 4 tháng 2024. Đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh mẽ nên ngay trong quý I/2024, ngành hàng rau quả đã thu về 1,3 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt trên 1 tỷ USD ngay trong quý I.
Đáng chú ý, đóng góp lớn vào kim ngạch rau quả vẫn là mặt hàng sầu riêng. Riêng trong năm ngoái, loại quả này đóng góp hơn 2,2 tỷ USD vào doanh thu xuất khẩu toàn ngành trên 5,6 tỷ USD.
Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ đạo của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chính trong 4 tháng đầu năm 2024 đều đạt mức tăng trưởng tích cực.
Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là thị trường Trung Quốc, đạt 759,4 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 74,6 triệu USD, tăng 59,3%; Hoa Kỳ đạt 67,7 triệu USD, tăng 33,9%; Thái Lan đạt 47,6 triệu USD, tăng 112%.
Năm 2024, nhiều nhận định được đưa ra với con số xuất khẩu rau quả đạt từ 6 - 6,5 tỷ USD. Điều này hoàn toàn có căn cứ khi tác động tiêu cực của El NiNo đã và đang làm sụt giảm nguồn cung rau quả toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nếu có sản phẩm chất lượng và chinh phục được các thị trường khó tính.
Dư địa xuất khẩu của rau quả Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ đạo
Rau quả là mặt hàng có nhiều tiềm năng để xuất khẩu, bởi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới luôn ở mức cao. Dù là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng thị phần của rau quả Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ ở 5 thị trường lớn nhất thế giới.
Trong tháng 4/2024 , tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang khu vực châu Á chiếm 82,4% tổng trị giá xuất khẩu. Trong đó, hàng rau quả chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 71,8% tổng trị giá xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt mức cao, góp phần thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng tốt trong quý 1/2024, đạt 759,4 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hàng rau quả của Việt Nam cũng xuất khẩu sang các khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi, tuy nhiên trị giá xuất khẩu sang các khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để ngành hàng rau quả tiếp tục mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Đáng chú ý, với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trung bình 153 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm 2019 – 2023 , châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới (theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu của châu Âu.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với hàng rau quả, tuy nhiên nhập khẩu từ Việt Nam vẫn quá thấp, do đó cơ hội để gia tăng thị phần tại EU là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường này cũng đòi hỏi chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới. “Người tiêu dùng EU chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm đạt chuẩn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó nếu doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường EU thì sẽ dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác”, Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Nâng chất lượng để tăng thị phần
Do đó, trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản tốt hơn, có sản phẩm chất lượng tốt hơn thì có nhiều cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. “Khi muốn xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn châu Âu và chứng chỉ quốc tế như rau quả phải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP”, Cục Xuất nhập khẩu thông tin.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn tiếp theo là Hòa Kỳ, theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 52,4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022.
Với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 2 thế giới, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam.
Tương tự, mặc dù Trung Quốc là thị trường trọng điểm xuất khẩu rau quả của Việt Nam, nhưng cơ hội để ngành tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc còn rộng mở. Thị phần hàng rau quả của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh từ 7,9% năm 2022 lên 13,99% năm 2023.
Theo Cục Xuất nhập khẩu nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả tại Trung Quốc rất lớn, tuy nhiên trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó cơ hội để ngành hàng rau quả tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc còn rộng mở. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam cần đảm bảo và nâng cao chất lượng, tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Tại thị trường Anh, nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả cũng có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong năm 2023, nhập khẩu hàng rau quả của Anh đạt 17,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2022. Thị trường Anh với gần 68 triệu dân, thu nhập bình quân cao, nhu cầu đa dạng với cộng đồng người gốc Á hơn 5,5 triệu người là tiềm năng để các nhà xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam có thể khai thác.
Canada là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 5 trên thế giới. Nhập khẩu hàng rau quả của nước này năm 2023 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm 2022. Tuy nhiên, rau quả từ Việt Nam chỉ chiếm 0,63% tổng trị giá nhập khẩu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường thì tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam quá thấp. Do đó, vẫn còn nhiều dư địa tại thị trường Canada để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam khai thác.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn/haiquanonline.com.vn
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại 4 tháng đầu năm 2024
Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam với Trung Quốc và Singapore quý 1/2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD
Những thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam trong quý I/2024
Xuất khẩu dệt may duy trì tăng trưởng trong quý 1/2024
Xuất khẩu và nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU
Danh bạ doanh nghiệp tỉnh Ehime, Nhật Bản
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin và tăng cường kết nối giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại ...Châu Á là khu vực xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam ...
Những mặt hàng nông sản chủ lực trong quý 1 và dự báo xuất ...