Gạo Việt Nam đạt chuẩn quốc tế được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng
Thứ hai, 20-5-2024AsemconnectVietnam - Để nâng cao chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường.
Hiện nay, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực. Việc ổn định và phát triển thị trường gạo trong nước luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là làm sao để đảm bảo “chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm” trong bối cảnh thị trường gạo đang nhiều biến động như hiện nay.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã ưu tiên đưa các chương trình xúc tiến thương mại gạo vào trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hàng năm, nhất là các chương trình xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tín hiệu thị trường và tạo điều kiện để thương nhân khai thác hiệu quả nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả, kịp thời thông tin về những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần lưu ý đối với ngành gạo của Việt Nam tại thị trường trong nước.
Đáng chú ý, vừa qua, sản phẩm gạo Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương vàng chất lượng gạo quốc tế Trung Quốc - ASEAN khi dẫn đầu các tiêu chí về hình thức, kết cấu cơm, hương vị, độ ngon. Đây đều là những sản phẩm đã và đang được người tiêu dùng trong nước đón nhận và sử dụng. Điều này cho thấy, sản phẩm gạo của Việt Nam với chất lượng cao đã khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong nước.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường. Ngoài ra, Bộ sẽ cùng với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng của ngành; Khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng, vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất; Tăng cường tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết; Tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung; gắn sản xuất với với tín hiệu của thị trường; liên kết nông dân bằng mô hình hợp tác xã kiểu mới; các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một “chuỗi giá trị” với doanh nghiệp”.
Nguồn: Moit.gov.vn
Yến Việt Nam khẳng định thương hiệu mang tiêu chuẩn quốc tế
OCOP Hậu Giang: Góp phần nâng cao giá trị nông sản
Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt
Tự hào hơn 60 năm thương hiệu Chè Sông Lô
MM Mega Market (Việt Nam) tăng cường kết nối với các nhà phân phối trong nước về nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán 2024
Nâng cao tâm thế mới cho hàng Việt Nam tại thị trường trong nước
Xây dựng và phát triển thương hiệu “Cá Tôm sông Đà”
Xây dựng chiến lược để thương hiệu cam Sành Hà Giang vươn xa
Thừa Thiên Huế: Ưu tiên đưa hàng Việt về nông thôn, góp phần kích cầu tiêu dùng, khôi phục kinh tế
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch góp phần thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ hàng Việt tại các tỉnh, thành phố
An Giang tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Phát triển Sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
Danh bạ doanh nghiệp tỉnh Ehime, Nhật Bản
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin và tăng cường kết nối giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại ...Châu Á là khu vực xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam ...
Những mặt hàng nông sản chủ lực trong quý 1 và dự báo xuất ...