Yến Việt Nam khẳng định thương hiệu mang tiêu chuẩn quốc tế
Thứ hai, 13-5-2024AsemconnectVietnam - Việt Nam là nước có lợi thế về địa hình và khí hậu, điều này đã giúp cho chúng ta có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển ngành hàng yến sào. Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước mà cả những thị trường khác trên thế giới.
Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam, nhờ có lợi thế về địa lý mà nghề khai thác tổ yến ở nước ta đã xuất hiện từ lâu. Các chuyên gia khoa học kỹ thuật nuôi chim yến cho biết, chim yến chỉ tập trung phân bổ ở một số vùng Đông Nam Á, mật độ cao nhất là tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam nước ta. Với vị trí địa lý có bờ biển dài, nhiều đảo, các dãy núi nhô ra biển, đầm phá, mà sản phẩm và chất lượng yến sào Việt được đánh giá vượt trội hơn so với các nước trong khu vực, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để mặt hàng Yến Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu tại thị trường trong nước các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm tổ yến cần phải tự hoàn thiện, đổi mới công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Vì thế, các địa phương có các cơ sở chăn nuôi chim yến, chế biến tổ yến xuất khẩu phải chú trọng các biện pháp giám sát an toàn dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm tổ yến đặc biệt chú ý đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quy định của quốc tế.
Qua đó, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh sản phẩm tổ yến thuận lợi; các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi chim yến tăng cường liên kết, đầu tư, phát triển đàn chim yến; tăng cường áp dụng công nghệ mới, tìm tòi, nghiên cứu để có thể cho ra nhiều loại sản phẩm tổ yến đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như khai thác tiềm năng.
Hiện nay, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD. Ngành hàng yến Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế rất cao. Tại Việt Nam, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất mới xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam Bộ. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển nhanh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Nhiều tỉnh, thành phố có lợi thế về tự nhiên để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho người dân
Nguồn: Moit.gov.vn
Gạo Việt Nam đạt chuẩn quốc tế được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng
OCOP Hậu Giang: Góp phần nâng cao giá trị nông sản
Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt
Tự hào hơn 60 năm thương hiệu Chè Sông Lô
MM Mega Market (Việt Nam) tăng cường kết nối với các nhà phân phối trong nước về nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán 2024
Nâng cao tâm thế mới cho hàng Việt Nam tại thị trường trong nước
Xây dựng và phát triển thương hiệu “Cá Tôm sông Đà”
Xây dựng chiến lược để thương hiệu cam Sành Hà Giang vươn xa
Thừa Thiên Huế: Ưu tiên đưa hàng Việt về nông thôn, góp phần kích cầu tiêu dùng, khôi phục kinh tế
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch góp phần thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ hàng Việt tại các tỉnh, thành phố
An Giang tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Phát triển Sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
Danh bạ doanh nghiệp tỉnh Ehime, Nhật Bản
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin và tăng cường kết nối giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại ...Châu Á là khu vực xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam ...
Những mặt hàng nông sản chủ lực trong quý 1 và dự báo xuất ...