FAO: Giá lương thực thế giới tăng tháng thứ 2 liên tiếp
Thứ bảy, 4-5-2024AsemconnectVietnam - Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp vào tháng 4. Đây là lần đầu tiên giá lương thực toàn cầu tăng liền hai tháng trong hơn hai năm qua.
Trong tháng vừa qua, mức tăng của giá thịt, dầu ăn và ngũ cốc lấn át mức giảm của giá đường và bơ sữa. Dù vậy, các tổ chức khác bao gồm Ngân hàng thế giới (WB) dự báo, giá lương thực toàn cầu sẽ giảm trong năm nay nhờ nguồn cung dồi dào.
Chỉ số FFPI, theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, tăng lên mức 119,1 điểm từ 118,8 điểm trong tháng 3.
Tuy nhiên, đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này tăng điểm nhưng vẫn đang thấp hơn 7,4% so với một năm trước. Chỉ số FFPI chạm mức thấp nhất trong 3 năm hồi tháng 2 khi giá cả thực phẩm tiếp tục suy yếu từ mức đỉnh được thiết lập vào tháng 3-2022 ngay sau cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine.
Trong tháng 4, giá thịt có mức tăng mạnh nhất, tăng 1,6% so với tháng liền trước. FAO cho biết, giá thịt gia cầm, thịt bò và thịt cừu đều tăng cao cao hơn. Trong khi đó, giá thịt heo giảm nhẹ do nhu cầu suy yếu ở Tây Âu và từ các nước nhập khẩu hàng đầu,đặc biệt là Trung Quốc.
Do giá bắp tăng mạnh, chỉ số theo dõi giá ngũ cốc của FAO nhích lên trong tháng trước, chấm dứt đợt giảm kéo dài 3 tháng. Chỉ số giá dầu thực vật tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng do giá dầu hướng dương và dầu hạt cải tăng mạnh.
Chỉ số giá đường giảm mạnh 4,4% so với tháng 3 và xuống mức thấp hơn 14,7% so với mức cùng kỳ năm trước trong bối cảnh triển vọng nguồn cung toàn cầu cải thiện. Chỉ số giá sữa cũng giảm xuống trong tháng 4 - chấm dứt chuỗi 6 tháng tăng liên tiếp.
Trong một báo cáo riêng về nguồn cung ngũ cốc, FAO nâng ước tính sản lượng ngũ cốc thế giới niên vụ 2023-2024 lên 2,846 tỉ tấn từ mức 2,841 tỉ tấn dự kiến vào tháng trước. Con số này cao hơn 1,2% (tương đương 35,1 triệu tấn) so với niên vụ trước.
FAO ước tính, sản lượng gạo (đã xay xát) toàn cầu niên vụ 2023-2024 sẽ đạt kỷ lục mới là 529,2 triệu tấn, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước. Bên cạnh đó, FAO cũng nâng nhẹ dự báo về sản lượng bắp và lúa mì toàn cầu.
Đối với niên vụ sắp tới, FAO hạ dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu xuống còn 791 triệu tấn từ mức 796 triệu tấn dự báo trong tháng trước. Điều chỉnh này nhằm phản ánh diện tích trồng lúa mì ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh hơn dự kiến trước đây. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh, triển vọng sản lượng lúa mì năm 2024 vẫn cao hơn khoảng 0,5% so với mức của năm trước.
N.Hao
Nguồn: VITIC/Reuters
Indonesia kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 70 tỷ USD
Thị trường nông sản thế giới ngày 4/5: Giá cà phê giảm mạnh
Nhu cầu thép toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng 3-4% trong năm 2024
OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện
Thị trường năng lượng thế giới ngày 4/5: Giá xăng dầu giảm
Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 3/5: Giá đậu tương và giá ngô tăng do lũ lụt ở Brazil
Thị trường gạo toàn cầu ổn định nhưng vẫn đối mặt rủi ro do thời tiết
Apple và kế hoạch bổ sung tính năng AI vào iPhone nhằm cứu vãn doanh thu
Giá cacao thế giới giảm mạnh trước quan ngại thị trường kém thanh khoản
Thị trường nông sản thế giới ngày 3/5: Giá cà phê giảm mạnh
Thị trường kim loại thế giới ngày 3/5: Giá các mặt hàng đều giảm
Thị trường năng lượng thế giới ngày 3/5: Giá dầu giảm mạnh
Ký kết thương vụ mua sắm lớn nhất trong lịch sử ngành đóng tàu thế giới
Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh