Thứ năm, 4-7-2024 - 5:17 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 3/5: Giá cà phê giảm mạnh 

 Thứ sáu, 3-5-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 2/5 giá đường, giá đậu tương, giá ngô tăng, trong khi giá cà phê, giá ca cao, giá gạo giảm, riêng giá tiêu ít biến động.

Cà phê giảm mạnh
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn London, giá cà phê Robusta giảm mạnh, dao động từ 3.737 - 4.007 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.007 USD/tấn (giảm 14 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.933 USD/tấn (giảm 7 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.847 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.737 USD/tấn (giảm 1 USD/tấn).
Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica cũng giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 215.15 cent/lb (giảm 0,69%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 213,55 cent/lb (giảm 0,58%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 211,60 cent/lb (giảm 0,66%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 211,05 cent/lb (giảm 0,71%).
Theo đó, giá cà phê Arabica Brazil giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 267,95 USD/tấn (giảm 5,98%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 271,15 USD/tấn (giảm 5,03%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 260,30 USD/tấn (giảm 0,78%); và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 256,25 USD/tấn (giảm 0,68%).
Theo các chuyên gia, giá cà phê giảm do yếu tố kỹ thuật của thị trường khi giá đã tăng quá cao và chuẩn bị kết thúc kỳ hạn tháng 5. Bên cạnh đó, thị trường cũng kỳ vọng vào vụ thu hoạch cà phê Brazil sắp đến.
Đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,2% lên 19,25 US cent/lb.
Trong khi, giá Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2,2 USD hay 0,4% lên 570,5 USD/tấn.
Ukraine có thể sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu đường năm 2024 do Liên minh Châu Âu đề xuất vào tháng tới và có thể phải cắt giảm tới 20% diện tích trồng củ cải đường trừ khi họ tìm được các thị trường khác.
Tiêu ít biến động
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm rạng sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu Indonesia chững lại so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, không có sự thay đổi, trong khi đó, Malaysia tiếp tục chững giá. Giá tiêu Việt Nam niêm yết cũng tiếp tục kéo dài thời gian đi ngang.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay vẫn giao dịch ở mức 4.703 USD/tấn, giảm 0,17%; giá tiêu trắng (Indonesia) vẫn giao dịch ở mức 6.232 USD/tấn, giảm 0,16%.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 hôm nay không thay đổi hiện vẫn ở mức 4.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen Malaysia ASTA vẫn duy trì ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu các loại Việt Nam niêm yết hôm nay vẫn giữ ổn định. Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hôm nay được giao dịch ở mức 4.200 USD/tấn; với loại 550 g/l giao dịch ở mức 4.300 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 6.000 USD/tấn.
Giá tiêu các loại trên sàn Kochi (Ấn Độ) hôm nay chững giá so với hôm qua. Trong đó, loại Garbled giao dịch khớp ở mức 58.900 Rupee/100kg, loại UnGarbled ở mức 56.900 Rupee/100kg.
Xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia trong tháng 2 đạt 1.955 tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đưa tổng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm lên 4.247 tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS).
Gạo Ấn Độ gần mức thấp nhất 3 tháng
Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ quanh mức thấp nhất 3 tháng do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào, trong khi giá gạo Thái Lan tăng lên trên mức cao nhất một tháng bởi nhu cầu trong nước thuận lợi.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 528 – 536 USD/tấn trong tuần này không đổi so với tuần trước.
Tại Thái Lan giá gạo 5% tấm tăng nhẹ lên 588 – 595 USD/tấn so với mức giá 580 – 585 USD/tấn một tuần trước. Giá sẽ vẫn mạnh do nhu cầu trong nước ngoài ra hạn hán cũng khiến giá ở mức cao.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm được chào bán ở mức 577 – 580 USD/tấn, tăng nhẹ so với một tuần trước.
Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 11,7% so với một năm trước, đạt kim ngạch 2,08 tỷ USD, tăng 36,5%.
Ca cao lao dốc về mức thấp 5 tuần
Giá ca cao giảm gần 11%, về mức thấp nhất trong hơn 1 tháng qua. Việc giá ca cao đã neo ở mức quá cao trước đó đã gây sức ép lên khả năng thanh khoản, khiến nhiều nhà đầu cơ phải thanh lý các hợp đồng.
Đồng thời, việc giá cao cũng đã khiến cho các công ty sản xuất sô-cô-la gặp vấn đề về việc trang trải chi phí. Điều này phần nào đã làm giảm nhu cầu trong ngắn hạn.
Mặc dù vậy, bức tranh nguồn cung ca cao về trung hạn vẫn đang cho thấy sự eo hẹp. Bờ Biển Ngà và Ghana, hai quốc gia cung cấp ca cao lớn nhất thế giới, hiện không có sẵn hạt để thực hiện việc giao hàng lên tới nửa triệu tấn được bán trước, với mức giá chỉ bằng khoảng 1/4 giá thế giới hiện tại.
Ủy ban ca cao Ghana đang đàm phán với các thương nhân ca cao để hoãn giao ít nhất 150.000 đến 250.000 tấn ca cao cho đến mùa vụ tới do thiếu hụt nguồn cung.
Tại Bờ Biển Ngà, tính từ đầu vụ 2023/2024 (tháng 10/2023) đến ngày 28/4/2024, lượng ca cao được vận chuyển đến các cảng của quốc gia này chỉ ở mức 1,354 triệu tấn, giảm mạnh 29% so với cùng kỳ vụ trước.
Đậu tương và ngô tăng do lũ lụt nghiêm trọng ở miền nam Brazil
Giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 28-3/4 US cent lên 11,99 USD/bushel - sau khi hợp đồng này đạt cao nhất trong hơn 3 tuần trước đó trong phiên.
Tương tự, giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 tăng 9 US cent lên 4,59-3/4 USD/bushel sau khi đạt mức cao nhất của hợp đồng này kể từ ngày 7/2 tại 4,60-1/2 USD.
Giá đậu tương và giá ngô CBOT tăng do lũ lụt nghiêm trọng ở miền nam Brazil khiến ngô và đậu tương chưa được thu hoạch gặp rủi ro.
Cao su biến động trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 2,84% lên mức 318,3 yen/kg.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 ở mức 13.885 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,57%.
Theo nhận định, nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024 - 2025, thị trường toàn cầu có thể sẽ thiếu hụt khoảng 600 - 800 nghìn tấn mỗi năm, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin.
Sự chênh lệch cung - cầu này đến từ tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4 - 6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lốp xe của Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng trưởng tích cực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.
Tuy nhiên, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1 - 3%/năm trong giai đoạn 2024 - 2025. Diện tích trồng cao su tại Thái Lan và Indonesia liên tiếp giảm do dịch bệnh trên cây cao su và xu hướng chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiệu suất thu hoạch cao su cũng đã giảm xuống trong những năm gần đây do dịch bệnh và thời tiết cực đoan. Đặc biệt, năm 2024 dự báo sẽ là năm khắc nghiệt với cây cao su khi chuyển giao giữa hiện tượng El Nino và La Nina, gây ra nhiều biến động trong mùa vụ khai thác cao điểm tại khu vực Đông Nam Á.
N. Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25712691945