OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện
Thứ bảy, 4-5-2024AsemconnectVietnam - OPEC+ vẫn chưa bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2024.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, vẫn chưa bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2024.
Tuy nhiên, ba nguồn tin từ các nhà sản xuất OPEC+ cho biết họ có thể duy trì mức cắt giảm nếu nhu cầu dầu không phục hồi.
Kể từ cuối năm 2022, OPEC+ đã thực hiện một loạt các đợt cắt giảm sản lượng do sản lượng khai thác từ Mỹ và các nhà sản xuất không thuộc tổ chức này tăng lên, đồng thời lo ngại về nhu cầu dầu khi các nền kinh tế lớn gặp khó khăn trong môi trường lãi suất cao.
Cuộc họp sắp tới của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 1/6 tại Vienna, Áo để thiết lập chính sách sản lượng. OPEC không trả lời yêu cầu bình luận.
OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng khoảng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu dầu toàn cầu.
Việc cắt giảm này bao gồm 3,66 triệu thùng/ngày của các thành viên OPEC+ có hiệu lực đến cuối năm 2024 và 2,2 triệu thùng/ngày cắt giảm tự nguyện của một số thành viên sẽ hết hạn vào cuối tháng 6/2024.
Giá dầu trong năm nay đã nhận được sự hỗ trợ từ căng thẳng tại Trung Đông, mặc dù lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lãi suất cao vẫn là yếu tố chính gây sức ép lên thị trường dầu. Giá dầu Brent đã chạm mức thấp nhất của 7 tuần hôm 1/5 và đóng cửa ở mức 83,44 USD/thùng.
Ba nguồn tin từ các quốc gia đã thực hiện cắt giảm nguồn cung tự nguyện cho biết việc gia hạn có khả năng xảy ra.
Một nguồn tin cho biết việc cắt giảm sản lượng có thể được kéo dài đến cuối năm, trong khi một nguồn tin khác cho biết cần có sự gia tăng nhu cầu bất ngờ để OPEC+ thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Hai nguồn tin khác của OPEC+ cho biết các cuộc thảo luận chính thức vẫn chưa diễn ra và một trong số đó cho biết OPEC+ hiện chưa có ý định gia hạn thỏa thuận cắt giảm.
Các quốc gia đã thực hiện cắt giảm tự nguyện sâu hơn so với mức đã thỏa thuận với OPEC+ là Algeria, Iraq, Kazakhstan, Kuwait, Oman, Nga, Saudi Arabia và UAE.
Ông Richard Bronze của Energy Aspects nhận định có khả năng OPEC+ sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau tháng 6/2024, nhưng mọi thứ vẫn chưa chắc chắn.
Các nhà phân tích cho biết một lựa chọn khác là một phần hoặc toàn bộ mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày sẽ được khôi phục sau tháng 6/2024.
OPEC dự kiến nhu cầu dầu thô sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 2,25 triệu thùng/ngày trong một năm nữa, trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến mức tăng trưởng nhu cầu chậm hơn nhiều, chỉ 1,2 triệu thùng/ngày./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Apple và kế hoạch bổ sung tính năng AI vào iPhone nhằm cứu vãn doanh thu
Giá cacao thế giới giảm mạnh trước quan ngại thị trường kém thanh khoản
Ký kết thương vụ mua sắm lớn nhất trong lịch sử ngành đóng tàu thế giới
Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh
Xung đột ở Dải Gaza có thể tác động to lớn tới nền kinh tế toàn cầu
Giá phân bón thế giới tăng trong tháng 4/2024
Thị trường đậu tương thế giới tháng 4/2024
"Gã khổng lồ" dầu khí châu Âu phát hiện mỏ dầu trữ lượng hơn 10 tỷ thùng
Xuất khẩu lúa mì của EU bị thách thức bởi sự thống trị ngày càng tăng của Nga
Thị trường ngô thế giới tháng 4/2024
Coca-Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới
Tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Bangladesh giảm trong bối cảnh nhập khẩu giảm
Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác kiểm soát xuất khẩu và bảo vệ các công nghệ có tác động quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia như chip bán dẫn, AI và công nghệ sinh học.
Nhu cầu toàn cầu về lúa mì Achentina phục hồi