Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ giảm một nửa trong tháng 3/2024
Thứ năm, 25-4-2024AsemconnectVietnam - Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm một nửa trong tháng 3/2024 so với một năm trước đó và xuất khẩu ngô cũng giảm mạnh, do người mua mong muốn nguồn cung cạnh tranh hơn từ vụ thu hoạch bội thu của Brazil.
Các nhà cung cấp Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về doanh số xuất khẩu toàn cầu từ Nam Mỹ, nơi có vụ thu hoạch dồi dào và đưa ra mức giá cạnh tranh hơn.
Theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,18 triệu tấn đậu tương từ Mỹ trong tháng 3.
Nhập khẩu từ Brazil tăng 81% lên 3,02 triệu tấn, chiếm hơn một nửa tổng lượng nhập khẩu trong tháng.
Tổng lượng hàng đến trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 5,54 triệu tấn, do giá cao và tỷ suất lợi nhuận lợn thấp không khuyến khích việc nghiền đậu tương để tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.
Bộ nông nghiệp Trung Quốc hôm cho biết việc họ ngày càng ưu tiên nguồn cung từ Brazil phụ thuộc vào giá thị trường.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đã giảm 50% so với một năm trước đó xuống còn 7,14 triệu tấn. Ngược lại, tổng lượng hàng từ Brazil là 9,99 triệu tấn, tăng 155% so với một năm trước. Điều đó nâng tổng thị phần của Brazil trong quý đầu tiên lên 54%, so với 38% của Mỹ, theo tính toán của Reuters.
Brazil là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ, và thị phần của nước này tại Trung Quốc, quốc gia mua hơn 60% lượng đậu tương vận chuyển trên toàn thế giới, đã tăng lên trong năm qua.
Đối với ngô, nhập khẩu Brazil tăng 72% lên 1,18 triệu tấn, gần bằng tổng lượng nhập khẩu 1,71 triệu tấn trong tháng 3. Xuất khẩu từ Mỹ giảm mạnh 78% xuống 109.685 tấn.
N.Nga
Nguồn: VITIC/Reuters
Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023
IEA dự báo doanh số bán ôtô điện phá kỷ lục trong năm 2024
Nga nằm trong danh sách 20 nước có giá xăng rẻ nhất thế giới
Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo
IGC cắt giảm dự báo sản lượng ngô thế giới niên vụ 2024/25
Khối lượng hàng hóa qua cảng Hong Kong lần đầu tiên nằm ngoài tốp 10 thế giới
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm "đáy" trong gần ba tháng do nhu cầu yếu
Thị trường vàng tại Hàn Quốc: Khối lượng giao dịch tăng mạnh
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 3 giảm 7,8%
Pháp trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga
Thị trường kim loại thế giới ngày 19/4/2024: Vàng tăng tuần thứ năm liên tiếp
Thị trường nông sản thế giới ngày 19/04/2024: ca cao tăng 14%
EU tăng thuế một số nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus
Tổng hợp hàng tuần: Giá phế liệu sắt toàn cầu tăng do tâm lý thị trường được cải thiện