Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh
Thứ ba, 2-4-2024AsemconnectVietnam - Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như nêu quan điểm, bình luận với Kết luận sơ bộ của DOC đối với tôm nước ấm đông lạnh.
Đại diện Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 25/3, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sợ bộ trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (Warm Frozen Warmwater Shrimp thuộc mã HS: 0306.17, 1605.21 và 1605.29) có xuất xứ từ Việt Nam. Vụ việc được khởi xướng ngày 14/11/2023 và được DOC tiến hành điều tra theo đề nghị của Hiệp hội các nhà chế biến tôm Hoa Kỳ (The American Shrimp Processors Association), với thời kỳ điều tra từ 1/1/2022-31/12/2022.
Trong vụ việc này, DOC đã lựa chọn hai doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất sản phẩm bị điều tra của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra làm bị đơn bắt buộc. Ngày 04/01/2024, một trong hai bị đơn đã nộp đơn gửi DOC xin dừng tham gia vụ việc điều tra. Theo đó, chỉ còn lại một doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc.
Trên cơ sở xem xét thông tin từ các bên liên quan bao gồm Chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Nguyên đơn Hoa Kỳ, DOC đã xác định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam như sau: 2,84% đối với 01 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả các doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 01 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc. Mức thuế 196,41% được xác định dựa trên các dữ kiện sẵn có bất lợi khiến mức thuế tăng cao so với các doanh nghiệp khác.
Ngay từ đầu vụ việc, DOC đã điều tra 40 chương trình/chính sách của Chính phủ Việt Nam, thuộc các nhóm: Chương trình cho vay và bảo đảm; chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; chương trình miễn các khoản phải thu; chương trình ưu đãi về đất; chương trình tài trợ…
Ngày 5/2 và 23/02/2024, DOC tiếp tục tiến hành điều tra thêm một số chương trình mới, dựa trên đề nghị của Nguyên đơn Hoa Kỳ, liên quan đến: thuế thu nhập, miễn tiền thuê đất; cung cấp các dịch vụ điện, nước, xử lý nước thải và viễn thông thấp hơn giá trị thông thường và cung cấp tôm bố mẹ, tôm giống và thức ăn nuôi tôm thấp hơn giá trị thông thường...
Trong kết luận sơ bộ, DOC đã xác định 24/gần 50 chương trình bị điều tra là trợ cấp có thể đối kháng, 13 chương trình không phải là trợ cấp có thể đối kháng. DOC cũng tạm thời chưa đưa ra kết luận sơ bộ đối với 12 chương trình do DOC cần thêm thời gian để thu thập thông tin và đánh giá về các chương trình này.
Sau khi Kết luận sơ bộ được ban hành trên Công báo liên bang, Cơ quan hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ tiến hành yêu cầu đặt cọc đối với các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo mức thuế chống trợ cấp sơ bộ nêu trên.
Cũng theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, DOC sẽ tiến hành thẩm tra nhằm xác minh các thông tin mà Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Đây là một trong những căn cứ để DOC ban hành Kết luận cuối cùng, đưa ra mức thuế chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các bên liên quan cũng có thể nộp bình luận đối với Kết luận sơ bộ hoặc các quan điểm về vụ việc không muộn hơn 07 ngày sau ngày báo cáo thẩm tra cuối cùng được ban hành trong vụ việc này. Bản phản biện đối với bình luận của các bên khác được nộp không muộn hơn 05 ngày sau thời hạn nộp bình luận ban đầu.
Ngoài ra, các bên liên quan cũng có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho DOC đề nghị tổ chức phiên điều trần, giới hạn trong phạm vi các vấn đề đã nêu trong bình luận và phản biện, trong vòng 30 ngày kể từ ngày DOC ban hành thông báo Kết luận sơ bộ (ngày 26/3/2024).
DOC dự kiến ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp chậm nhất vào ngày 05/08/2024 (trừ khi gia hạn thêm). Tiếp đó, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ ban hành Kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng.
Trước nội dung trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như nêu các quan điểm, bình luận đối với Kết luận sơ bộ của DOC trong trường hợp có điểm chưa hợp lý hoặc chưa tuân thủ quy định của WTO. Sự chuẩn bị và tham gia tích cực của doanh nghiệp trong đợt thẩm tra cũng như các bình luận/phản biện của doanh nghiệp sẽ có tác động trực tiếp tới Kết luận cuối cùng của DOC./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-ban-hanh-ket-luan-so-bo-dieu-tra-chong-tro-cap-tom-nuoc-am-dong-lanh-post937809.vnp
Trong vụ việc này, DOC đã lựa chọn hai doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất sản phẩm bị điều tra của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra làm bị đơn bắt buộc. Ngày 04/01/2024, một trong hai bị đơn đã nộp đơn gửi DOC xin dừng tham gia vụ việc điều tra. Theo đó, chỉ còn lại một doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc.
Trên cơ sở xem xét thông tin từ các bên liên quan bao gồm Chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Nguyên đơn Hoa Kỳ, DOC đã xác định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam như sau: 2,84% đối với 01 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả các doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 01 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc. Mức thuế 196,41% được xác định dựa trên các dữ kiện sẵn có bất lợi khiến mức thuế tăng cao so với các doanh nghiệp khác.
Ngay từ đầu vụ việc, DOC đã điều tra 40 chương trình/chính sách của Chính phủ Việt Nam, thuộc các nhóm: Chương trình cho vay và bảo đảm; chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; chương trình miễn các khoản phải thu; chương trình ưu đãi về đất; chương trình tài trợ…
Ngày 5/2 và 23/02/2024, DOC tiếp tục tiến hành điều tra thêm một số chương trình mới, dựa trên đề nghị của Nguyên đơn Hoa Kỳ, liên quan đến: thuế thu nhập, miễn tiền thuê đất; cung cấp các dịch vụ điện, nước, xử lý nước thải và viễn thông thấp hơn giá trị thông thường và cung cấp tôm bố mẹ, tôm giống và thức ăn nuôi tôm thấp hơn giá trị thông thường...
Trong kết luận sơ bộ, DOC đã xác định 24/gần 50 chương trình bị điều tra là trợ cấp có thể đối kháng, 13 chương trình không phải là trợ cấp có thể đối kháng. DOC cũng tạm thời chưa đưa ra kết luận sơ bộ đối với 12 chương trình do DOC cần thêm thời gian để thu thập thông tin và đánh giá về các chương trình này.
Sau khi Kết luận sơ bộ được ban hành trên Công báo liên bang, Cơ quan hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ tiến hành yêu cầu đặt cọc đối với các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo mức thuế chống trợ cấp sơ bộ nêu trên.
Cũng theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, DOC sẽ tiến hành thẩm tra nhằm xác minh các thông tin mà Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Đây là một trong những căn cứ để DOC ban hành Kết luận cuối cùng, đưa ra mức thuế chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các bên liên quan cũng có thể nộp bình luận đối với Kết luận sơ bộ hoặc các quan điểm về vụ việc không muộn hơn 07 ngày sau ngày báo cáo thẩm tra cuối cùng được ban hành trong vụ việc này. Bản phản biện đối với bình luận của các bên khác được nộp không muộn hơn 05 ngày sau thời hạn nộp bình luận ban đầu.
Ngoài ra, các bên liên quan cũng có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho DOC đề nghị tổ chức phiên điều trần, giới hạn trong phạm vi các vấn đề đã nêu trong bình luận và phản biện, trong vòng 30 ngày kể từ ngày DOC ban hành thông báo Kết luận sơ bộ (ngày 26/3/2024).
DOC dự kiến ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp chậm nhất vào ngày 05/08/2024 (trừ khi gia hạn thêm). Tiếp đó, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ ban hành Kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng.
Trước nội dung trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như nêu các quan điểm, bình luận đối với Kết luận sơ bộ của DOC trong trường hợp có điểm chưa hợp lý hoặc chưa tuân thủ quy định của WTO. Sự chuẩn bị và tham gia tích cực của doanh nghiệp trong đợt thẩm tra cũng như các bình luận/phản biện của doanh nghiệp sẽ có tác động trực tiếp tới Kết luận cuối cùng của DOC./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-ban-hanh-ket-luan-so-bo-dieu-tra-chong-tro-cap-tom-nuoc-am-dong-lanh-post937809.vnp
Canada đóng góp 250.000 CAD để thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm an toàn từ các nền kinh tế đang phát triển
WTO và EIF chủ trì thảo luận về chính sách thương mại và trao quyền kinh tế cho phụ nữ
Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala khen ngợi công việc MC13, kêu gọi các thành viên nhanh chóng hoàn thành công việc còn dang dở
Các cuộc đàm phán về việc Costa Rica gia nhập thỏa thuận mua sắm chính phủ được tăng cường
STDF thúc đẩy thương mại an toàn để phát triển ở Châu Phi nhân Ngày Quốc tế Pháp ngữ
Các thành viên ủng hộ Hiệp định Tạo thuận lợi Đầu tư cho Phát triển thảo luận các bước tiếp theo
Nhóm công tác doanh nghiệp nhỏ bàn hướng đi tiếp theo sau MC13, chào đón thành viên thứ 99
Nhật Bản đóng góp 115.000 EUR hỗ trợ nâng cao năng lực thương mại của các nền kinh tế đang phát triển
Phó Tổng Giám đốc Ellard và Chủ tịch đàm phán trợ cấp nghề cá chia sẻ các bước tiếp theo tại Hội nghị Thượng đỉnh Đại dương Thế giới
EU đóng góp 1 triệu EUR nâng cao năng lực thương mại ở các nền kinh tế đang phát triển và LDC
Phó Tổng Giám đốc Hill: Thương mại dịch vụ và kỹ thuật số thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế xã hội của phụ nữ
EU đóng góp 75.000 EUR cho sự tham gia của các nước LDC vào MC13
Nam Phi chính thức chấp nhận Hiệp định trợ cấp nghề cá
Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 13 của WTO tại UAE hoãn phiên bế mạc
2 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm. Đặc biệt có 2 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch ...2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 ...
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu ...