Tình hình thương mại và xuất siêu của Việt Nam quý 1/2024
Thứ năm, 4-4-2024AsemconnectVietnam - Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 178,04 tỷ USD trong quý 1/2024, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Thặng dư thương mại quý 1/2024 đạt 8,08 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2024 ước đạt giá trị 93,06 tỷ USD, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng công nghiệp chế biến chiếm ưu thế trong xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể 88,1% với giá trị 82,02 tỷ USD.
Nhập khẩu trong quý 1/2024 đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9%. Nguyên liệu sản xuất bao gồm phần lớn nhập khẩu ở mức 79,9 tỷ USD, tương đương khoảng 94% tổng giá trị nhập khẩu.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn này, với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc giữ vị trí là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa vào nước này đạt 29,4 tỷ USD.
Mặc dù bức tranh thương mại tổng thể là tích cực, nhưng có sự chênh lệch giữa khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ghi nhận thặng dư.
Xuất siêu của khu vực FDI trong quý 1/2024
Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm, kể cả dầu thô ước đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài không kể dầu thô ước đạt 67,2 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 72,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 55,5 tỷ USD, tăng 14,1% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 64,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu trên 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 11,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 5,6 tỷ USD.
Xuất siêu nông lâm thủy sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh
Quý 1/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản quý I/2024 ước đạt 2,9 - 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 3/2024, toàn ngành xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nông sản chính 2,75 tỷ USD (tăng 31,1% so T3/2023), lâm sản chính 1,22 tỷ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%), đầu vào sản xuất 173 triệu USD (tăng 0,2%).
Ba tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%. Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.
Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799 nghìn tấn, tăng 44,4%).
Nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân trong quý I/2024 tăng. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 661 USD/tấn, tăng 5%; giá cà phê xuất khẩu bình quân 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%.
Riêng giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 5.329 USD/tấn, giảm 8,6%; giá xuất khẩu bình quân chè 1.616 USD/tấn, giảm 2,2%; giá xuất khẩu bình quân phân bón đạt 412 USD/tấn, giảm 9,1%…
Về thị trường, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 3/2024, giá các mặt hàng nông sản không có biến động lớn. Giá lúa tiếp tục giảm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; thị trường trái cây giảm so với tháng trước do cầu tiêu thụ giảm; giá lợn hơi có tín hiệu tốt khi giá có xu hướng tăng ở cả 3 miền (tăng trung bình 1.000 - 2.000 đồng/kg); giá tôm thẻ chân trắng (loại 55 con/kg) là 160.556 đồng/kg (giảm 5,6% so với tháng trước); giá cá tra là 28.000 đồng/kg, (tăng 4,5% so với tháng trước).
Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát đạt yêu cầu 99,6%, tăng 2,1% so cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,4%, giảm 0,2; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 92%, tăng 3%.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn/vietnamplus.vn
Trao đổi thương mại Việt Nam – Singapore tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam – Indonesia tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm và dự kiến quý 1/2024
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2024
Dự kiến, hết quý I/2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD
2 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu gần 352.000 tấn phân bón các loại
2 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp Việt Nam
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD