Tăng xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc
Thứ năm, 28-3-2024AsemconnectVietnam - Theo Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Giang, những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo ổn định; nhu cầu của thị trường Trung Quốc với hàng nông sản tăng.
Cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam-Trung Quốc, đưa Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy của Hà Giang thuộc Việt Nam và Thiên Bảo, Châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày càng phát triển… là nội dung Hội đàm giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang, Việt Nam và Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vừa diễn ra tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Theo ông Hoàng A Chinh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang của Việt Nam, những năm qua, Ban Quản lý và các đơn vị chức năng hai bên luôn tích cực phối hợp để cùng giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thông quan, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh đối với người dân và phương tiện hai bên. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 38 triệu USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo diễn ra ổn định; nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông sản tăng. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là tinh bột, ván bóc, hạt càphê, hoa quả tươi. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gồm có ôtô cần cẩu, ôtô bơm bêtông, máy đào, các loại máy móc thiết bị, than cốc và hoa quả tươi. Trung bình mỗi ngày có khoảng gần 1.000 lượt người xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu.
Ông Hà Xương Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, cho rằng thời gian qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo.
Để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, trong năm 2024 các cơ quan chức năng của Trung Quốc tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng và trang bị máy móc, thiết bị đáp ứng các hoạt động thông thương tại cửa khẩu phía Thiên Bảo. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên về các thủ tục pháp lý trong xuất, nhập khẩu; triển khai giải pháp đưa tuyến đường vận tải hành khách từ Châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến Hà Giang (Việt Nam) đã được ký kết hợp tác đi vào hoạt động hiệu quả.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam và các doanh nghiệp của Trung Quốc thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa,… góp phần nâng cao mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng thiết thực để cùng phát triển bền vững.
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian bàn các giải pháp hữu hiệu để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc.
Cũng theo ông Hoàng A Chinh, theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xuất nhập khẩu của Hà Giang đến năm 2030, tỉnh Hà Giang đặt mục tiểu đến năm 2030 trở thành địa phương phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế-xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đối ngoại.
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, phát triển kinh tế biên mậu… góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tang-xuc-tien-thuong-mai-giua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trung-quoc-post936867.vnp
Theo ông Hoàng A Chinh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang của Việt Nam, những năm qua, Ban Quản lý và các đơn vị chức năng hai bên luôn tích cực phối hợp để cùng giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thông quan, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh đối với người dân và phương tiện hai bên. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 38 triệu USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo diễn ra ổn định; nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông sản tăng. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là tinh bột, ván bóc, hạt càphê, hoa quả tươi. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gồm có ôtô cần cẩu, ôtô bơm bêtông, máy đào, các loại máy móc thiết bị, than cốc và hoa quả tươi. Trung bình mỗi ngày có khoảng gần 1.000 lượt người xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu.
Ông Hà Xương Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, cho rằng thời gian qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo.
Để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, trong năm 2024 các cơ quan chức năng của Trung Quốc tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng và trang bị máy móc, thiết bị đáp ứng các hoạt động thông thương tại cửa khẩu phía Thiên Bảo. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên về các thủ tục pháp lý trong xuất, nhập khẩu; triển khai giải pháp đưa tuyến đường vận tải hành khách từ Châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến Hà Giang (Việt Nam) đã được ký kết hợp tác đi vào hoạt động hiệu quả.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam và các doanh nghiệp của Trung Quốc thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa,… góp phần nâng cao mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng thiết thực để cùng phát triển bền vững.
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian bàn các giải pháp hữu hiệu để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc.
Cũng theo ông Hoàng A Chinh, theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xuất nhập khẩu của Hà Giang đến năm 2030, tỉnh Hà Giang đặt mục tiểu đến năm 2030 trở thành địa phương phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế-xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đối ngoại.
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, phát triển kinh tế biên mậu… góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tang-xuc-tien-thuong-mai-giua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trung-quoc-post936867.vnp
Quảng Ninh: Hội nghị Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ AKFTA
Việt Nam và Hà Lan tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng đối với toàn bộ khối Mercosur"
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với bang Maryland của Mỹ
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste
Argentina coi Việt Nam là thị trường quan trọng nhất trong ASEAN
Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính
Việt Nam-New Zealand hướng tới kim ngạch thương mại 2 tỷ USD trong năm 2024
Việt Nam và Australia ký biên bản ghi nhớ hợp tác tài chính cho giai đoạn mới
Việt Nam trong mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa ASEAN và Canada
Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành của Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Uruguay đánh giá cao tiềm năng hợp tác Mercosur-Việt Nam
UKVFTA - "trụ đỡ" cho xuất khẩu nông sản sang Anh
2 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm. Đặc biệt có 2 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch ...2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 ...
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu ...