Quảng Ninh: Hội nghị Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ AKFTA
Thứ ba, 26-3-2024AsemconnectVietnam - Tại hội nghị, đại biểu các nước sẽ rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục chuyển đổi quy tắc mặt hàng trong AKFTA, thảo luận tiến độ thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
Sáng 25/3, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Ban Thư ký ASEAN phối hợp tổ chức hội nghị Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA).
Tham dự hội nghị có đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày.
Tại hội nghị, đại biểu các nước sẽ rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong AKFTA được chuyển đổi từ mã phân loại của hàng hóa (HS) 2107 sang HS 2022; thảo luận tiến độ và cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
Theo quy định của tổ chức Hải quan thế giới, mã HS của hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa được cập nhật thường xuyên 5 năm một lần để đảm bảo sự phù hợp với các loại hình và nhu cầu thương mại quốc tế.
Việc cập nhật này cũng yêu cầu tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định Thương mại tự do, kể cả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc được chuyển đổi.
Chuyển đổi PSR trong Hiệp định AKFTA đúng thời hạn sẽ đảm bảo được tính minh bạch, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh việc chuyển đổi PSR đúng thời hạn sẽ đảm bảo được tính dự toán và tính minh bạch đối với doanh nghiệp.
Việc trì hoãn chuyển đổi PSR sẽ dẫn tới việc tăng chi phí và thất thoát lợi ích của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN. Việc rà soát từng dòng đối với 7.000 dòng thuế sẽ đòi hỏi sự tập trung cao độ và sự đồng thuận lớn từ các nước ASEAN và Hàn Quốc.
Cục trưởng Nguyễn Anh Sơn cho biết thêm với thành công của hội nghị tương tự năm 2018 tại Việt Nam, đối tác Hàn Quốc và các nước thành viên ASEAN ghi nhận nhiều phản hồi tích cực về vai trò của nước chủ nhà Việt Nam trong công tác tổ chức hội nghị và trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc.
Tại hội nghị, bà Sasikanya PONIEN, đồng Chủ tịch Tiểu ban Quy tắc xuất xứ Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc chia sẻ đây là hội nghị quan trọng để các nước ASEAN và Hàn Quốc thảo luận, đưa ra cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
Việc đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng sẽ giúp cho việc xuất nhập khẩu thuận lợi, hưởng các ưu đãi thuế suất. Chúng tôi đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức hội nghị này, sự thành công của hội nghị sẽ gắn kết các nước ASEAN và Hàn Quốc, đồng thời mang lại cơ hội cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn, ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2005 và Hiệp định về Thương mại hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007.
Để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan, AKFTA quy định cách xác định xuất xứ. Nhằm thực thi Hiệp định AKFTA, Tiểu ban Hợp tác Kinh tế ASEAN-Hàn Quốc triển khai Hội nghị về xuất xứ hàng hóa để chuyển đổi danh mục quy tắc mặt hàng theo Hệ thống hài hòa HS của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Từ đó, tạo thuận lợi cho nhà nhập khẩu sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.
Thời gian gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất.
Năm 2023, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi 52,1%, với kim ngạch hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.
Nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (96,32%). Các mặt hàng nông sản như rau quả, càphê và hạt tiêu đều có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi rất cao, lần lượt đạt 91,18%, 94,54% và 100%; gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng và các đồng nghiệp ASEAN hoan nghênh những đề xuất và sáng kiến mới của Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là các dự án hải đăng sắp triển khai.
Tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018; 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường FTA, quy tắc xuất xứ chính là công cụ vô hiệu hóa lợi thế của FTA nếu hàng hóa không đáp ứng và là công cụ phân biệt lợi thế của các nước trong FTA với các nước bên ngoài FTA./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/quang-ninh-hoi-nghi-chuyen-doi-quy-tac-cu-the-mat-hang-trong-khuon-kho-akfta-post936403.vnp
Tham dự hội nghị có đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày.
Tại hội nghị, đại biểu các nước sẽ rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong AKFTA được chuyển đổi từ mã phân loại của hàng hóa (HS) 2107 sang HS 2022; thảo luận tiến độ và cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
Theo quy định của tổ chức Hải quan thế giới, mã HS của hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa được cập nhật thường xuyên 5 năm một lần để đảm bảo sự phù hợp với các loại hình và nhu cầu thương mại quốc tế.
Việc cập nhật này cũng yêu cầu tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định Thương mại tự do, kể cả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc được chuyển đổi.
Chuyển đổi PSR trong Hiệp định AKFTA đúng thời hạn sẽ đảm bảo được tính minh bạch, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh việc chuyển đổi PSR đúng thời hạn sẽ đảm bảo được tính dự toán và tính minh bạch đối với doanh nghiệp.
Việc trì hoãn chuyển đổi PSR sẽ dẫn tới việc tăng chi phí và thất thoát lợi ích của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN. Việc rà soát từng dòng đối với 7.000 dòng thuế sẽ đòi hỏi sự tập trung cao độ và sự đồng thuận lớn từ các nước ASEAN và Hàn Quốc.
Cục trưởng Nguyễn Anh Sơn cho biết thêm với thành công của hội nghị tương tự năm 2018 tại Việt Nam, đối tác Hàn Quốc và các nước thành viên ASEAN ghi nhận nhiều phản hồi tích cực về vai trò của nước chủ nhà Việt Nam trong công tác tổ chức hội nghị và trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc.
Tại hội nghị, bà Sasikanya PONIEN, đồng Chủ tịch Tiểu ban Quy tắc xuất xứ Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc chia sẻ đây là hội nghị quan trọng để các nước ASEAN và Hàn Quốc thảo luận, đưa ra cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
Việc đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng sẽ giúp cho việc xuất nhập khẩu thuận lợi, hưởng các ưu đãi thuế suất. Chúng tôi đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức hội nghị này, sự thành công của hội nghị sẽ gắn kết các nước ASEAN và Hàn Quốc, đồng thời mang lại cơ hội cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn, ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2005 và Hiệp định về Thương mại hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007.
Để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan, AKFTA quy định cách xác định xuất xứ. Nhằm thực thi Hiệp định AKFTA, Tiểu ban Hợp tác Kinh tế ASEAN-Hàn Quốc triển khai Hội nghị về xuất xứ hàng hóa để chuyển đổi danh mục quy tắc mặt hàng theo Hệ thống hài hòa HS của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Từ đó, tạo thuận lợi cho nhà nhập khẩu sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.
Thời gian gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất.
Năm 2023, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi 52,1%, với kim ngạch hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.
Nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (96,32%). Các mặt hàng nông sản như rau quả, càphê và hạt tiêu đều có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi rất cao, lần lượt đạt 91,18%, 94,54% và 100%; gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng và các đồng nghiệp ASEAN hoan nghênh những đề xuất và sáng kiến mới của Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là các dự án hải đăng sắp triển khai.
Tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018; 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường FTA, quy tắc xuất xứ chính là công cụ vô hiệu hóa lợi thế của FTA nếu hàng hóa không đáp ứng và là công cụ phân biệt lợi thế của các nước trong FTA với các nước bên ngoài FTA./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/quang-ninh-hoi-nghi-chuyen-doi-quy-tac-cu-the-mat-hang-trong-khuon-kho-akfta-post936403.vnp
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng đối với toàn bộ khối Mercosur"
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với bang Maryland của Mỹ
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste
Argentina coi Việt Nam là thị trường quan trọng nhất trong ASEAN
Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính
Việt Nam-New Zealand hướng tới kim ngạch thương mại 2 tỷ USD trong năm 2024
Việt Nam và Australia ký biên bản ghi nhớ hợp tác tài chính cho giai đoạn mới
Việt Nam trong mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa ASEAN và Canada
Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành của Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Uruguay đánh giá cao tiềm năng hợp tác Mercosur-Việt Nam
UKVFTA - "trụ đỡ" cho xuất khẩu nông sản sang Anh
Động lực mới cho quan hệ thương mại Việt Nam-Australia
Tỉnh Luxor của Ai Cập mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
2 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm. Đặc biệt có 2 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch ...2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 ...
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu ...