Thứ ba, 26-11-2024 - 14:24 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 19/3/2024: cao su Nhật Bản cao nhất 13 năm 

 Thứ ba, 19-3-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 18/3/2024, cao su Nhật Bản cao nhất gần 13 năm. Lúa mì nhảy vọt do căng thẳng Biển Đen gia tăng. Cao su Nhật Bản cao nhất gần 13 năm.Ca cao cao kỷ lục. Cà phê và đường cũng tăng. Trong khi, ngô giảm, đậu nành trượt dốc.

 
Cao su Nhật Bản cao nhất gần 13 năm
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản tăng phiên thứ mười liên tiếp lên mức đóng cửa cao nhất trong gần 13 năm, trong bối cảnh lo ngại về thời tiết ở nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan và giá dầu cao hơn. Hợp đồng cao su giao tháng 8/2024 đóng cửa tăng 2,2 yên, tương đương 0,62%, lên 354,2 yên (2,37 USD)/kg, cao nhất kể từ ngày 20/9/2011.
Hợp đồng cao su trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giao tháng 5 đã tăng 875 nhân dân tệ đạt 15.500 nhân dân tệ (2.153 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng trước trên nền tảng SICOM giao tháng 4 chốt phiên ở mức 173,4 US cent/kg, tăng 3,4%.
Lúa mì nhảy vọt do căng thẳng Biển Đen gia tăng
Giá lúa mì kỳ hạn của Mỹ tăng hơn 2% khi các cuộc tấn công cuối tuần của Nga vào các cảng của Ukraine cho thấy rủi ro đối với nguồn cung ngũ cốc có thể xuất khẩu từ khu vực Biển Đen.
Giá lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 12-3/4 cent lên 5,41-1/3 USD/bushel.
Lúa mì tăng sau khi các cuộc không kích của Nga gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nông nghiệp và phá hủy một số tòa nhà công nghiệp ở cảng Odessa ở Biển Đen. Thành phố cảng Mykolaiv ở Biển Đen cũng bị tấn công.
Ngô giảm
Giá ngô CBOT kỳ hạn nhích thấp hơn trong phiên giao dịch ảm đạm. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 1-1/2 cent xuống 4,35-1/4 USD/bushel.
Đậu nành trượt dốc
Đậu tương kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 7-1/4 cent xuống 11,91 USD/bushel.
Tuy nhiên, giá đậu tương kỳ hạn giảm khi vụ thu hoạch của Brazil tiến triển, thúc đẩy nông dân bán hạt có dầu. Giá ngô CBOT kỳ hạn nhích thấp hơn trong phiên giao dịch ảm đạm.
Ca cao cao kỷ lục
Giá ca cao kỳ hạn ở New York và London tăng lên mức cao kỷ lục do sự thiếu hụt nguồn cung sau vụ mùa kém ở Tây Phi, trong khi giá cà phê và đường cũng cao hơn.
Ca cao kỳ hạn tháng 7 tại New York tăng 0,1% lên 7.230 USD/tấn sau khi thiết lập mức cao kỷ lục 7.735 USD trong phiên. Ca cao London kỳ hạn tháng 7 tăng 2,7% lên 5.921 pound/tấn sau khi thiết lập mức cao kỷ lục 6.246 pound.
Cà phê tăng
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 0,9% lên 3.339 USD/tấn. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 0,03% lên 1,83 USD/lb.
Các đại lý cho biết nguồn cung tại nhà sản xuất robusta hàng đầu Việt Nam vẫn thắt chặt và các yếu tố cơ bản hỗ trợ đang thu hẹp mức chiết khấu đối với hạt arabica.
Chính phủ Brazil cho biết, xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 02/2024 cũng ở mức cao, đạt 3,61 triệu bao (loại 60kg), tăng 77% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil sẽ bắt đầu thu hoạch vụ cà phê mới vào khoảng tháng 4 đối với robusta và tháng 5 hoặc tháng 6 đối với arabica.
Tập đoàn xuất khẩu cà phê Cecafe cho biết, các nhà xuất khẩu cà phê Brazil đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc vận chuyển do căng thẳng ở Biển Đỏ, 75% tàu đến Brazil trong tháng 02/2024 đã thay đổi lịch trình, nếu không lượng xuất khẩu có thể còn lớn hơn.
Đường cũng tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng 0,1% lên 22,15 cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 0,4% lên 626 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục được củng cố bởi những lo ngại rằng điều kiện khô hạn sẽ làm giảm quy mô vụ mía ở khu vực Trung Nam của Brazil trong niên vụ 2024/25 sắp tới.
Trong dự báo ban đầu cho niên vụ này, nhà phân tích Green Pool cho biết sản lượng đường toàn cầu vụ 2024/25 sẽ thâm hụt 788.000 tấn. Như vậy nghĩa là nguồn cung sẽ vẫn thắt chặt và giá có thể sẽ ở mức cao.
Trong niên vụ 2023/24, thâm hụt đường toàn cầu được dự báo ở mức 427.000 tấn, giảm mạnh so với mức thâm hụt 8,4 triệu tấn của niên vụ 2022/23 trước đó.
Cán cân cung cầu đường toàn cầu dường như vẫn bị thắt chặt, giá có thể sẽ duy trì ở mức cao nhằm khuyến khích sản xuất nhiều hơn. Nếu mức thâm hụt dự kiến trong vụ 2024/25 trở thành sự thực thì dự trữ đường toàn cầu sẽ còn thắt chặt hơn nữa.
Sản lượng toàn cầu vụ 2024/25 được dự báo sẽ tăng 1,2% đạt 195,8 triệu tấn – mức cao thứ hai trong lịch sử, với vụ mùa lớn hơn ở Thái Lan đã bù đắp phần nào sự sụt giảm ở Ấn Độ. Tiêu thụ đường toàn cầu cũng tăng 1,1% lên mức 195,6 triệu tấn.
Gạo toàn cầu năm 2024 vẫn 'nóng'
Sau năm 2023 nhiều biến động về nguồn cung và giá cả, thương mại gạo toàn cầu tiếp tục "nóng" ngay từ đầu năm 2024.Nguồn cung gạo toàn cầu giảm, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và một số thị trường nữa đều gia tăng nhập khẩu gạo trong năm 2024 nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu và có được giá bán tốt hơn. 
Nguồn cung có hạn do thời tiết không thuận lợi, một số quốc gia cấm và hạn chế xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu tại nhiều thị trường gia tăng, căng thẳng Biển Đỏ...,là nguyên nhân chính khiến thị trường gạo 2024 nóng lên.
Tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2023-2024 được dự báo ở mức 167,2 triệu tấn, giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước và là lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây.
Toàn bộ những sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam.
Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu lớn nhất, với hơn 20 triệu tấn gạo/năm đã có nhiều chính sách hạn chế xuất khẩu gạo từ giữa năm ngoái. Nhiều quốc gia đã chuyển hướng tìm kiếm các nguồn cung cấp gạo thay thế, đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á..
T.Huong
Nguồn: Vitic
 
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716033826