Tân Cảng Sài Gòn: Vươn tầm thế giới, kết nối toàn cầu
Thứ tư, 13-3-2024AsemconnectVietnam - Được thành lập vào ngày 15/03/1989, khởi đầu từ một bến cảng cũ bên sông Sài Gòn chỉ với 4 cầu tàu, dài 1,2km và vài kho hàng cũ, sau 35 năm liên tục đổi mới và phát triển, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hoạt động khai thác cảng biển tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với 3 trụ cột kinh doanh chính: Khai thác Cảng, dịch vụ Logistics, Vận tải và ngành kinh tế biển, TCSG đang khẳng định vai trò của một doanh nghiệp “Sếu đầu đàn. Sự vươn mình mạnh mẽ của TCSG đang góp phần nâng tầm vị thế, thúc đẩy sự giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, xứng đáng với danh hiệu cao quý Anh hùng lao động lần thứ 2 của nhà nước trao tặng.
Khẳng định vị thế dẫn đầu.
Tính đến tháng 3/2024, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang vận hành hệ thống 28 cơ sở cảng, hạ tầng dịch vụ logistics trải dài khắp cả nước. Đặc biệt, các cảng của Tân Cảng Sài Gòn đóng ở khu vực nước sâu như cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng hay cảng Cái Mép - Thị Vải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là điểm đến tin cậy của nhiều hãng tàu lớn. Doanh nghiệp cho biết, mỗi năm hệ thống cảng trực thuộc TCSG đón trên 8.000 chuyến của hơn 60 hãng tàu trên thế giới, với sản lượng hàng hóa xếp dỡ lên đến 9,7 triệu TEU, đóng góp gần 56% thị phần container xuất nhập khẩu thông qua cảng biển của cả nước. Tổng sản lượng container thông qua của các Cảng thuộc hệ thống Tổng công ty TCSG hiện tương đương với sản lượng của cụm Cảng vị trí số 17 trong TOP 20 cụm cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới…
TCT TCSG đang vận hành hệ thống 28 cơ sở cảng, hạ tầng dịch vụ logistics trải dài khắp cả nước
Không chỉ dẫn đầu trong hoạt động khai thác cảng biển, Tân Cảng Sài Gòn còn cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics từ cảng đến nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; dịch vụ quản lý kho trọn gói; dịch vụ giao nhận, vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy kết nối đến Lào, Campuchia và các vùng miền trên cả nước từ các tỉnh phía Bắc đến các địa bàn tại Đồng bằng sông Cửu Long; dịch vụ hàng siêu trường, siêu trọng, dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; dịch vụ đại lý hải quan điện tử một cửa; dịch vụ Door to door quốc tế thông qua hệ thống mạng lưới trên 50 đại lý tại các châu lục và các thị trường trọng điểm như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Uy tín của thương hiệu Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ngày càng được khẳng định qua sự tin tưởng, đồng hành của khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt, doanh nghiệp này đã 2 lần vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”, và 7 năm liên tiếp đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”, Cảng Cát Lái và TCIT được nhận giải thưởng Cảng xanh của Hội đồng Hệ thống Cảng dịch vụ Apec trong các năm 2017 và 2020.
TCSG 7 lần liên tiếp được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
Vươn tầm quốc tế, kết nối toàn cầu
Có thể nói, tiên phong trong đổi mới, chuyển đổi số và tinh thần không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn lấy khách hàng làm trung tâm… là cách giúp Tân Cảng Sài Gòn luôn đi đầu, bắt nhịp cùng xu hướng phát triển của thế giới, ngày càng hiện đại hóa quy trình phục vụ khách hàng, đưa doanh nghiệp vươn tầm thế giới, đến gần hơn với mục tiêu kết nối toàn cầu. Hiện tại, hiệu suất khai thác Cảng tính theo mét cầu tàu tại Cảng Tân Cảng Cát Lái được các tổ chức nghiên cứu Cảng biển đánh giá đang ở Top đầu các Cảng trên thế giới, tương đương các Cảng tại Thượng Hải và cao hơn các cảng tại Singapore.
Năm 2016, TCSG đã tiên phong áp dụng Chương trình Cảng điện tử (E-port), tạo nên bước ngoặt quan trọng giúp hiện đại hóa công tác giao nhận tại Việt Nam. Tiếp đó, lệnh giao hàng điện tử (EDO) được áp dụng từ 2020 tại Cảng Tân Cảng Cát Lái đã mở đầu cho việc áp dụng các thủ tục giao nhận trực tuyến tại các cảng khác trong cả nước tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Cũng nhờ bước chuyển đổi kịp thời này đã góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực phía Nam được thông suốt ngay trong bối cảnh dịch Covid hoành hành. Hiện nay, doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số - xanh, ứng dụng hiệu quả công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tiến đến xây dựng hệ sinh thái số eSNP - tạo ra một trung tâm dịch vụ số toàn diện…
Tiện ích từ công nghệ thông tin cũng được doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng vào các hoạt động thông tin, kết nối khách hàng trong nước và quốc tế từ rất sớm. Hiện nay, Tân Cảng Sài Gòn đã xây dựng được hệ sinh thái truyền thông kỹ thuật số với 10 kênh truyền thông trực tuyến như Facebook, Instagram, Linkedin, Zalo OA, Viber, Email Markeitng, … có tổng lượng theo dõi gần 70.000 người.
Hệ sinh thái TCSG tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và giải pháp logistics bền vững
Những năm gần đây, Tân Cảng Sài Gòn tích cực gia nhập các hiệp hội quốc tế, đồng thời tham gia đóng góp nhiều sáng kiến phát triển ngành tại nhiều sự kiện tầm cỡ khu vực và thế giới. Những đóng góp của doanh nghiệp về các giải pháp tăng hiệu quả khai thác, tăng cường kết nối và điện tử hóa quy trình, phát triển logistics xanh… luôn được đánh giá cao. Chỉ riêng năm 2023, doanh nghiệp đã tổ chức và tham gia gần 30 hoạt động hội thảo triển lãm; tham quan kết nối kinh doanh tại 21 quốc gia, tồ chức những buổi làm việc trực tiếp cùng lãnh đạo cấp cao của các đối tác, chiến lược tại trụ sở chính ở các quốc gia như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, châu Âu…
Với nền tảng vững chắc được xây đắp trong 35 năm qua, tin rằng, Tân Cảng Sài Gòn sẽ đủ bản lĩnh để hiện thực hóa các chiến lược vươn tầm quốc tế, kết nối toàn cầu, kiên trì với sứ mệnh “Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” và sẽ sớm trở thành Tập Đoàn kinh tế biển hàng đầu Việt Nam trong những năm tới.
Nguồn : Tân Cảng Sài Gòn
PVOIL (OIL) quyết tâm hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Hòa Phát (HPG) cung cấp 518.000 tấn thép cho thị trường trong tháng 2/2024
MB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận 10% trong năm 2024
GELEX (GEX) đặt mục tiêu lãi 1.921 tỷ đồng năm 2024
Doanh thu 2 tháng đi ngang, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) kỳ vọng sầu riêng sẽ giúp doanh thu tăng đột biến 2 quý cuối năm
Năm 2024, Chứng khoán FPT (FTS) đặt kế hoạch lãi 420 tỷ đồng, giảm 17,65%
Thực phẩm Sao Ta (FMC) đạt doanh số 11,3 triệu USD trong tháng 2
Thiên Long (TLG) báo lãi 18 tỷ đồng trong tháng 1, tăng 57%
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) khởi công bệnh viện Lạng Sơn
Hoa Sen (HSG) lên kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP giá chiết khấu 56% và dùng 5.000 tỷ đồng mở rộng lĩnh vực mới
SSIAM và các quỹ đầu tư ngoại công bố hợp tác đầu tư với Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)
Imexpharm (IMP) hợp tác với Genuone của Hàn Quốc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến
Thép Nam Kim (NKG) lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vào cuối tháng 4
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) lên kế hoạch trả toàn bộ nợ thuế trong quý I/2024
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...