Hungary chứng kiến mức thâm hụt hàng tháng cao kỷ lục trong tháng 2
Thứ ba, 12-3-2024AsemconnectVietnam - Dữ liệu ngân sách tháng 2 của Hungary gây bất ngờ lớn, với mức thâm hụt hàng tháng ở mức kỷ lục.
Thâm hụt ngân sách hàng tháng của Hungary đạt 1,76 nghìn HUF vào tháng 2. Đây là mức thâm hụt hàng tháng lớn thứ hai từng được ghi nhận ở Hungary.
Lớn nhất là vào tháng 12/2020, khi Covid tấn công nền kinh tế.
Điều này xảy ra sau khi đạt thặng dư bất ngờ vào tháng 1.
Bộ Tài chính nhấn mạnh ba nguyên nhân chính dẫn đến mức thâm hụt hàng tháng kỷ lục.
3 nguyên nhân đó bao gồm tính thời vụ của VAT, dòng tiền lương hưu lớn và thanh toán phiếu giảm giá bán lẻ.
Về tính thời vụ của VAT, số tiền hoàn thuế VAT được chuyển từ quý 4 năm ngoái luôn đóng vai trò là gánh nặng đối với dữ liệu của tháng 2.
Ngoài ra, có thể doanh thu VAT một lần nữa lại rất yếu và có thể tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với các khoản chi lương hưu lớn – tổng trị giá 1,400 tỉ HUF – cái gọi là khoản thanh toán lương hưu tháng thứ 13 được tính vào tháng 2, điều này có thể giải thích cho dòng tiền lương hưu chi ra lớn hơn so với các tháng khác.
Đối với Trái phiếu Chính phủ Hungary đặc biệt (PMÁP), tổng cộng 855,4 tỷ HUF thanh toán lãi suất đã được gửi cho các nhà đầu tư bán lẻ.
Dựa trên cơ sở các cuộc đấu giá trái phiếu bán lẻ hàng tuần, có thể ước tính tổng nhu cầu trên thị trường trái phiếu bán lẻ Hungary trong tháng 2 vào khoảng 420 tỷ HUF.
Hầu hết các khoản thanh toán lãi suất đã được chuyển vào trái phiếu bán lẻ mới, trong khi phần còn lại có thể được đầu tư vào các công cụ khác hoặc chuyển vào nền kinh tế thực.
Điều này làm cho dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 2 trở nên thú vị để dự đoán.
Hiện tại, mức thâm hụt tính đến thời điểm hiện tại ở mức 1,700 tỉ HUF, có nghĩa là 68% mục tiêu thâm hụt (vẫn chính thức) trong cả năm đã được đáp ứng vào tháng 2.
Trong trường hợp không có mục tiêu thâm hụt cập nhật, rất khó để bối cảnh hóa mức thâm hụt hàng tháng của tháng 2.
Vì ngân sách chính thức mới nhất dựa trên mức tăng trưởng GDP 4% và lạm phát 6% trong năm nay, cho nên có thể nhận thấy những rủi ro đáng kể từ góc độ vĩ mô.
Dự báo mức tăng trưởng GDP là 2,1% và lạm phát 4,4% vào năm 2024.
Hơn nữa, ngân sách năm 2024 được soạn thảo dựa trên giả định rằng thâm hụt ngân sách năm 2023 sẽ là 3,9% GDP.
Thay vào đó, dựa trên dữ liệu sơ bộ, có thể thấy con số sẽ kết thúc ở mức 5,9%, có thể điều chỉnh tăng thêm dựa trên số liệu thống kê tài khoản chính phủ chính thức mới nhất từ Ngân hàng Quốc gia Hungary.
Trong bối cảnh đó, rủi ro là đáng kể đối với việc thực hiện ngân sách năm nay.
Rủi ro mới nhất có thể vào khoảng 1,0-1,5% GDP theo ước tính sơ bộ dựa trên dự báo kỹ thuật.
Điều thú vị hơn nữa là chính phủ đã bắt đầu đặt nền móng cho một dự thảo ngân sách khác (còn quá sớm), cố gắng chuẩn bị số liệu ngân sách cho năm 2025 vào tháng 4 năm 2024.
Việc làm như vậy ngày càng ít có ý nghĩa dựa trên các bài học về vài năm trước đây.
CK
Nguồn: VITIC/think.ing.com
Niềm tin người tiêu dùng tháng 2/2024 của Thái Lan ở mức cao nhất trong 4 năm
Sản xuất của Đức giảm mạnh hơn trong tháng 2/2024
Thương mại tháng 1-tháng 2/2024 của Trung Quốc tăng vượt dự báo
Tăng trưởng GDP của Ấn Độ được thúc đẩy nhờ giảm trợ cấp
Ngành sản xuất châu Á không ổn định
Giảm phát ở Hungary chậm lại
JPMorgan: Ngành công nghệ châu Á đang phục hồi nhờ sự bùng nổ của chip
Giá năng lượng giảm giúp lạm phát của Anh giảm xuống dưới 1,5% trong tháng 6/2024
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 5%
Ngân hàng Hàn Quốc giữ nguyên chính sách lãi suất và dự báo triển vọng vĩ mô
PMI của Vương Quốc Anh cho thấy suy thoái kỹ thuật đã kết thúc
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đơn đặt hàng công nghiệp Đức giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 1/2024
ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...