Chủ nhật, 28-7-2024 - 9:18 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường năng lượng thế giới ngày 6/3: Giá dầu giảm nhẹ do rủi ro nhu cầu yếu 

 Thứ tư, 6-3-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 5/3 giá dầu giảm nhẹ do rủi ro nhu cầu yếu, trong khi giá gas giảm do các công ty khoan hàng đầu của Mỹ tiến hành cắt giảm sản lượng để chống lại tình trạng dư thừa trên thị trường.

Chốt phiên giao dịch ngày 5/3, giá dầu giảm nhẹ vì rủi ro nhu cầu yếu. cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 0,9%, xuống 82,04 USD/thùng - giảm thứ 4 liên tiếp, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,8%, xuống 78,15 USD. Trong phiên có thời điểm cả hai loại dầu giảm hơn 1 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm gần 1% vì áp lực từ sự hoài nghi xung quanh việc mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư giảm bất chấp sự hỗ trợ từ đồng USD yếu hơn.
Giá dầu giảm khi cam kết của Chính phủ Trung Quốc về chuyển đổi nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ hậu đại dịch Covid-19 không gây ấn tượng với các nhà đầu tư.
Ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố sẽ chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và hạn chế tình trạng dư thừa công suất trong khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào năm 2024 khoảng 5%, tương tự như mục tiêu vào năm ngoái.
Song theo các nhà phân tích, mục tiêu này sẽ khó đạt được hơn trong năm nay vì năm 2023 Trung Quốc được hưởng lợi từ mức so sánh cơ bản thấp của năm 2022 sau đại dịch Covid-19.
Điều này khiến giới đầu tư e ngại về triển vọng tiêu thụ dầu chậm hơn ở nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này. Lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu suy yếu của Trung Quốc đã gây áp lực giảm giá dầu.
Thêm nữa, khảo sát sơ bộ từ Reuters cho thấy, tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 1/3 dự kiến tăng 2,6 triệu thùng/ngày. Tuần trước đó, tồn kho dầu thương mại của nước này đã tăng 4,2 triệu thùng/ngày. Điều này phản ánh nhu cầu dầu tại Mỹ vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kỳ vọng về việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột giữa Israel - Hamas khiến tâm lý lo ngại nguồn cung gián đoạn được giảm bớt. Việc này cũng góp phần đẩy giá dầu đi xuống.
Các lệnh trừng phạt vẫn đang được Mỹ và các nước đồng minh áp đặt đối với Nga tuy không trực tiếp nhắm vào thị trường năng lượng nhưng nó lại đang tạo rào cản, áp lực và cả rủi ro đối với các giao dịch trong lĩnh vực này. Nhiều hãng vận tải biển lớn tuyên bố sẽ không đưa tàu đến Nga, trong khi có không ít tàu chở dầu của Nga dù đã cập cảng các nước nhưng lại không tìm được khách mua dầu.
Dầu Nga đang ế và gần như không có giao dịch. Điều này có nghĩa thị trường dầu thô vốn đang bị thắt chặt nguồn thì nay sẽ phải tìm kiếm nguồn cung khác thay thế hoặc tình trạng thiếu hụt sẽ nghiêm trọng hơn. Các dữ liệu thống kê cho thấy, Nga từng xuất khẩu từ 4 – 5 triệu thùng/ngày và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Arabia.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu có thể sẽ trầm trọng hơn nữa khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đứng trước áp lực phải cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga. Giới phân tích lo ngại, nếu điều này được thực hiện, nó sẽ tạo ra hiệu ứng Domino khi nhiều nước sẽ nối gót Mỹ và áp dụng các biện pháp cắt giảm nhập khẩu dầu từ Nga.
Trước đó, Canada đã tuyên bố cấm nhập khẩu dầu của Nga. Ngoài ra, một số nhà máy lọc dầu cũng đã dừng mua dầu của Nga và tìm kiếm các loại dầu khác thay thế vì lo ngại các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch.
Cũng chính bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng như trên, có thể lên tới con số 4 – 5 triệu thùng/ngày nếu như toàn bộ dầu của Nga không thể được xuất bán, nên nếu Mỹ và Iran đạt được thoả thuận trong việc khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran 2015, tiến tới Mỹ gỡ các lệnh trừng phạt với dầu mỏ thì con số sản lượng 1 triệu thùng/ngày của Iran cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
Với những nhân tố như trên, giá dầu thô được dự báo có thể lên mức 120 USD/thùng trong thời gian tới và nếu các vấn đề xung quanh cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine không được giải quyết, con số này có thể tăng cao hơn nữa.
Đồng thời, giá gas giảm nhẹ. Các công ty khoan hàng đầu của Mỹ tiến hành cắt giảm sản lượng để chống lại tình trạng dư thừa trên thị trường.
Trong phiên giao dịch ngày 5/3, giá gas giảm 0,1%, xuống mức 1,92 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2024.
Theo Bloomberg.com, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng sau khi EQT Corp. sẽ cắt giảm sản lượng sau một mùa Đông ấm áp trái mùa và hậu quả là nguồn cung dư thừa đã khiến giá sụt giảm.
EQT sẽ cắt giảm khoảng 30 đến 40 tỷ feet khối sản lượng ròng cho đến tháng 3 để đối phó với giá thấp, EQT cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (4/3).
Đây là khoảng từ 5% đến 7% sản lượng hàng quý của công ty, dựa trên kết quả quý IV/2023. Tổng sản lượng khí đốt của Mỹ là khoảng 100 tỷ feet khối/ngày, giảm nhẹ so với mức kỷ lục hồi đầu năm nay.
Động thái của công ty là dấu hiệu mới nhất cho thấy giá cả không bền vững ở hiện tại. Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ đã chạm mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch vào những tháng gần đây, với nhu cầu mùa Đông ôn hòa đã hạn chế trong bối cảnh sản lượng từ các máy khoan đá phiến tăng vọt.
N.Hao
Nguồn: Vitic
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25713339358