Hàn Quốc: BoK giữ nguyên lãi suất cơ bản đến khi đạt mức lạm phát mục tiêu 2%
Thứ hai, 26-2-2024AsemconnectVietnam - Hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) “sẽ duy trì lập trường chính sách hạn chế trong một khoảng thời gian đủ dài” cho đến khi đạt mức lạm phát mục tiêu 2%.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 23/2 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,5% sau cuộc họp lần thứ 9 liên tiếp của Hội đồng chính sách tiền tệ gồm 7 thành viên nhằm kiềm chế lạm phát và nợ hộ gia đình.
BoK đã giữ nguyên chính sách tiền tệ kể từ tháng 2 năm ngoái khi nhận thấy áp lực lạm phát đã giảm bớt trong khi nợ hộ gia đình tăng. Lạm phát chung của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tháng vừa qua khi chỉ còn ghi nhận mức tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
BoK đặt mục tiêu sẽ đưa con số này xuống còn 2% và đa số (5/7) thành viên của Hội đồng chính sách tiền tệ tin rằng cần có thời gian để đạt được mục tiêu khi “triển vọng hạ nhiệt lạm phát vẫn chưa thực sự chắc chắn".
BoK đánh giá, trong tương lai gần, lạm phát giá tiêu dùng sẽ tạm thời tăng nhẹ do giá nông sản tăng nhưng sau đó sẽ giảm dần.
Trong khi đó, nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc được BoK nhận định là có thể sẽ ngày càng tăng, làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng và kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế.
Theo thống kê, các khoản vay hộ gia đình được các ngân hàng ở Hàn Quốc gia hạn đã tăng tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 1 vừa qua.
Bên cạnh đó, BoK cũng đánh giá rằng rủi ro liên quan đến nguồn vốn đầu tư cho các dự án bất động sản vẫn còn. Chính vì vậy, Hội đồng chính sách tiền tệ “sẽ duy trì lập trường chính sách hạn chế trong một khoảng thời gian đủ dài” cho đến khi đạt mức lạm phát mục tiêu 2%.
BOK dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc sẽ tăng 2,1% trong năm nay nhờ triển vọng phục hồi kinh tế tốt, phù hợp với dự báo đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, lạm phát cả năm được dự báo không thay đổi, vẫn ở mức 2,6%.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 23/2, Thống đốc BoK Rhee Chang-yong loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất trong ba tháng tới. Ông lý giải: “Triển vọng kinh tế về cơ bản không thay đổi so với tháng 11 năm ngoái nên việc cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm khó có thể xảy ra".
Một số nhà kinh tế và phân tích cũng dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ chỉ được bắt đầu sớm nhất vào tháng 5 năm nay, hoàn toàn phù hợp với phát biểu của Thống đốc Rhee Chang-yong.
Theo lời của chuyên gia kinh tế Dave Chia tại Moody's Analytics, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào tháng 5/2024 thì đây sẽ là động lực để BoK có thể cân nhắc làm theo, vì nếu không, chênh lệch lãi suất sẽ làm đồng won tăng giá và gây tổn hại đến xuất khẩu vốn là động cơ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc.
Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan Chase dự đoán BoK sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong quý III năm nay.
Park Seok Gil, chuyên gia kinh tế trưởng Hàn Quốc tại ngân hàng này, cho rằng BoK có thể sẽ xem xét lại lập trường cứng rắn của mình trong cuộc họp tháng 5/2024 với các dự báo vĩ mô được sửa đổi.
Nếu xu hướng lạm phát phù hợp với lộ trình dự kiến hiện tại của BoK, Hội đồng chính sách tiền tệ có thể gợi ý điều chỉnh mức độ thắt chặt chính sách tại cuộc họp để báo hiệu hành động cắt giảm lãi suất đầu tiên trong quý III năm nay.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh tế Anh rơi vào suy thoái kỹ thuật vào cuối năm 2023
Trung Quốc giữ lãi suất chính sách ổn định khi đồng nhân dân tệ sụt giảm
Dữ liệu kinh tế Châu Á sắp được công bố
Bất chấp lo ngại kinh tế, ngày càng nhiều container được vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ
Mỹ: Thâm hụt ngân sách có thể chạm mốc 2.600 tỷ USD
Giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2009
Triển vọng của các cường quốc kinh tế lớn đang tách rời nhau
Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật, mất vị trí lớn thứ 3 thế giới
IMF và WB cùng lên tiếng cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu
Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang sẵn sàng phục hồi
Các ngân hàng trung ương lớn giữ ổn định lãi suất trong tháng 1
BOE tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách
Philippines: Lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 1
Tháng 3 hoặc tháng 4 được kỳ vọng là thời điểm BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...