Thứ sáu, 22-11-2024 - 8:5 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tháng 1/2024 

 Chủ nhật, 25-2-2024

AsemconnectVietnam - Tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 981.316 tấn ngô, tương đương trên 250,23 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, nhưng giảm 7,1% về kim ngạch so với tháng 1/2023.

Cũng trong tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 535.349 tấn lúa mì, tương đương gần 156,37 triệu USD, tăng 126,4% về khối lượng, và tăng 80,7% về kim ngạch so với tháng 1/2023.
Trong khi đó, nhập khẩu đậu tương tháng 1/2024 đạt 212.228 tấn, tương đương trên 122,08 triệu USD, tăng mạnh 208,9% về khối lượng, tăng 164,5% về kim ngạch so với tháng 1/2023.
Tình hình nhập khẩu ngô của Việt Nam tháng 1/2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 981.316 tấn ngô, tương đương 250,23 triệu USD, giá trung bình 255 USD/tấn, giảm 27,4% về lượng, giảm 27,9% về kim ngạch và giảm 0,7% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng 22% về khối lượng, nhưng giảm 7,1% về kim ngạch và giảm 23,8% về giá.
Các thị trường chủ đạo nhập khẩu ngô của Việt Nam tháng 1/2024
Brazil vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm 73% trong tổng lượng và chiếm 73,9% trong tổng kim ngạch ngô nhập khẩu của cả nước, đạt gần 715.856 tấn, tương đương gần 185,02 triệu USD, giá trung bình 258,5 USD/tấn, giảm 32,6% về lượng, giảm 32,9% về kim ngạch và giảm nhẹ 0,4% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 53,5% về lượng, tăng 20,2% về kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá.
Tiếp sau đó là thị trường Lào chiếm trên 3% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 32.552 tấn, tương đương gần 8,5 triệu USD, giá trung bình 261 USD/tấn, tăng mạnh 57,2% về lượng và tăng 49% về kim ngạch nhưng giảm 5,2% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 cũng tăng mạnh 60% về lượng và tăng 20% về kim ngạch nhưng giảm 25% về giá.
Thị trường Achentina đứng thứ 3 đạt 26.460 tấn, tương đương 6,69 triệu USD, giá 252,9 USD/tấn, giảm 67,5% về lượng và giảm 66% về kim ngạch nhưng tăng 4,7% về giá so với tháng 12/2023; giảm 90% về lượng, giảm 92,4% kim ngạch và giảm 24,7% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 2,7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.
Nhập khẩu từ các thị trường FTA RCEP 32.785 tấn, tương đương 9,45 triệu USD, tăng 57,9% về lượng, tăng 7,8% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình nhập khẩu lúa mì của Việt Nam tháng 1/2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 535.349 tấn lúa mì, tương đương 156,37 triệu USD, giá trung bình 292 USD/tấn, giảm 23,6% về lượng, giảm 20,4% về kim ngạch nhưng tăng 4,2% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng mạnh 126,4% về khối lượng, tăng 80,7% về kim ngạch nhưng giảm 20,2% về giá.
Các thị trường chính nhập khẩu lúa mì của Việt Nam tháng 1/2024
Australia vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 44,4% trong tổng kim ngạch lúa mì nhập khẩu của cả nước, đạt 215.823 tấn, tương đương gần 69,39 triệu USD, giá trung bình 321,5 USD/tấn, tăng 144,6% về lượng, tăng mạnh 137,9% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2,8% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 cũng tăng 91,2% về lượng, tăng 69% về kim ngạch nhưng giảm 11,6% về giá.
Tiếp sau đó là thị trường Brazil chiếm trên 26% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch, đạt 139.621 tấn, tương đương gần 36,06 triệu USD, giá trung bình 258,3 USD/tấn, tăng mạnh 28.106% về lượng và tăng 28.536% về kim ngạch và tăng nhẹ 1,5% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 cũng tăng 26,7% về lượng nhưng giảm 9% về kim ngạch và giảm 28,2% về giá.
Thị trường Ukraine đứng thứ 3 đạt 92.731 tấn, tương đương 24,44 triệu USD, giá 263,6 USD/tấn, giảm 69% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2023 nhưng tăng nhẹ 0,2% về giá; trong tháng 1/2023 Việt Nam không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.
Đáng chú ý nhập khẩu từ thị trường Mỹ chỉ chiếm 9% trong tổng lượng và chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch, đạt 48.397 tấn, tương đương trên 16,18 triệu USD, giá trung bình 334,3 USD/tấn, nhưng tăng mạnh 2.135% về lượng và tăng 2.102% về kim ngạch so với tháng 12/2023.
Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam tháng 1/2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 212.228 tấn đậu tương, tương đương 122,08 triệu USD, giá trung bình 575,3 USD/tấn, tăng 4,4% về lượng, tăng 0,9% về kim ngạch nhưng giảm 3,4% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng mạnh 208,9% về khối lượng, tăng 164,5% về kim ngạch nhưng giảm 14,4% về giá.
Các thị trường chủ đạo nhập khẩu đậu tương của Việt Nam tháng 1/2024
Mỹ vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp đậu tương cho Việt Nam, chiếm gần 61% trong tổng lượng và tổng kim ngạch đậu tương nhập khẩu của cả nước, đạt 129.210 tấn, tương đương trên 73,53 triệu USD, giá trung bình 569 USD/tấn, tăng 29,3% về lượng, tăng 25% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 3,3% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 128,4% về lượng, tăng 96% về kim ngạch nhưng giảm 14,2% về giá.
Tiếp sau đó là thị trường Brazil chiếm trên 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 68.865 tấn, tương đương gần 39,49 triệu USD, giá trung bình 573,4 USD/tấn, giảm 25,4% về lượng và giảm 28,6% về kim ngạch và giảm 4,3% về giá so với tháng 12/2023; trong tháng 1/2023 Việt Nam không nhập khẩu đậu tương từ thị trường này.
Thị trường Canada đứng thứ 3 đạt 11.609 tấn, tương đương 7,3 triệu USD, giá 629 USD/tấn, tăng 27,9% về lượng, tăng 28% về kim ngạch và tăng nhẹ 0,2% về giá so với tháng 12/2023; tăng 12,7% về lượng, nhưng giảm 1,4% kim ngạch và giảm 12,5% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 5,5% trong tổng lượng và chiếm 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Nhập khẩu từ thị trường Campuchia 742 tấn, tương đương 543.710 USD, giá trung bình 732,8 USD/tấn, giảm 44,4% về lượng, giảm 41,5% về kim ngạch nhưng tăng 5,2% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 1.384% về lượng, tăng 1.259% về kim ngạch nhưng giảm 8,4% về giá.
CK
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715930102