Nhu cầu khí đốt của châu Âu giảm 20%, xuống mức thấp nhất 10 năm qua
Thứ năm, 22-2-2024AsemconnectVietnam - Theo báo cáo của Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính, nhu cầu khí đốt của châu Âu đã giảm 20% kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu do Đức, Italy và Anh thúc đẩy.
Báo cáo công bố ngày 21/2 cho thấy nhu cầu khí đốt của châu Âu đã giảm 20% kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua và nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 nhờ có các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Theo báo cáo của Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA), nhu cầu khí đốt của châu Âu đã giảm 20% kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu do Đức, Italy và Anh thúc đẩy.
Nhu cầu giảm là nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả và các biện pháp quản lý nhu cầu, tác động của giá cao đối với nhu cầu, cũng như thời tiết mùa Đông ấm áp.
IEEFA nhấn mạnh châu Âu đã giải quyết thành công cuộc khủng hoảng năng lượng và sẵn sàng tiếp tục hạn chế sử dụng khí đốt, trong đó một phần nhờ có các biện pháp hiệu quả và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Việc phát triển thêm các nguồn điện gió và điện Mặt Trời để sưởi ấm và bổ sung các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp nhu cầu LNG đạt đỉnh vào năm 2025.
Theo IEEFA, việc đẩy mạnh xây dựng các kho LNG vẫn đang tiếp tục dù hoạt động nhập khẩu mặt hàng này duy trì ổn định trong năm ngoái và nhu cầu có thể đạt đỉnh vào năm sau.
Dự kiến, sẽ có 13 kho LNG hoạt động vào năm 2030 so với 8 kho vào tháng 2/2022 và công suất nhập khẩu có thể gấp 3 lần so với nhu cầu LNG vào cuối thập niên này.
IEEFA cho biết thêm LNG của Nga đã thay thế một phần khí đốt của nước này mà châu Âu nhập khẩu thông qua các đường ống, với lượng LNG nhập khẩu từ Nga tăng 11% từ năm 2021-2023.
Tuy nhiên, phần lớn lượng LNG nhập khẩu của châu Âu là từ Mỹ và điều này có nguy cơ gây ra sự phụ thuộc mới cho châu lục.
Nhà phân tích năng lượng hàng đầu thuộc IEEFA Ana Maria Jaller-Makarewicz cho rằng châu Âu đã trải qua những nguy cơ rủi ro về an ninh nguồn cung năng lượng do sự phụ thuộc quá lớn vào một nguồn, do đó châu lục này cần phải rút kinh nghiệm, tránh trở nên phụ thuộc quá mức vào Mỹ, nước đã cung cấp gần 50% lượng LNG nhập khẩu của châu Âu trong năm ngoái.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra hồi tháng 2/2022 đã khiến các quốc gia châu Âu giảm dần việc sử dụng khí đốt của Nga, làm giá LNG tăng vọt do cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
Với số lượng kho nhập khẩu hạn chế, các quốc gia châu Âu cũng buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng, nhưng cũng đã vượt qua mùa Đông 2022-2023 mà không phải cắt giảm hệ thống sưởi hay sản xuất điện./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường kim loại thế giới ngày 22/2/2024: vàng tăng
Thị trường nông sản thế giới ngày 22/2/2024: Ngô thấp nhất 3 năm
USDA cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương Brazil vụ 2023/24
Thị trường nông sản thế giới ngày 21/2/2024: cà phê giảm, đường thô thấp nhất 1 tháng
Thị trường kim loại thế giới ngày 21/02: Vàng cao nhất hơn 1 tuần
Dự trữ lúa mì Ấn Độ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 15 năm
Nhập khẩu thép cán nguội của Hàn Quốc tăng mạnh trong tháng 1/2024
Doanh thu của Kênh đào Suez giảm 40-50% do các cuộc tấn công của Houthi
Tại sao giá dầu đi ngược xu hướng lịch sử khi Trung Đông bất ổn?
Thị trường kim loại thế giới ngày 20/2/2024: Vàng cao nhất 1 tuần
Thị trường nông sản thế giới ngày 20/2/2024: Cao su Nhật Bản cao nhất 7 năm
Xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Mỹ tăng trong tháng 12/2023
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ duy trì ở mức cao kỷ lục
Giá phế liệu sắt toàn cầu có xu hướng giảm trong bối cảnh giao dịch trung bình
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...