Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ khiến thị trường dầu trở nên "ngày càng cục bộ"
Thứ hai, 5-2-2024AsemconnectVietnam - Các chuyên gia nhận định sự phân mảnh trên thị trường dầu sẽ không kéo dài, nhưng nó đang khiến các nước phụ thuộc vào dầu nhập khẩu như Ấn Độ, Hàn Quốc khó khăn hơn trong việc đa dạng hóa nguồn cung.
Khi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi gây ra cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, đẩy giá cước vận tải biển và giá bảo hiểm tăng cao, người mua dầu đang hình thành xu hướng tìm kiếm nguồn cung có khoảng cách địa lý gần hơn, nhằm tạo ra sự ổn định về hàng hóa.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 4/2, vẫn còn một số con tàu chở dầu lưu thông qua tuyến đường ở Biển Đỏ, nhưng định tuyến vòng qua Mũi Hảo Vọng, phía Nam châu Phi, khiến hành trình chở dầu kéo dài hơn và tốn kém hơn.
Điều này dẫn đến lưu lượng tàu chở dầu đi qua Kênh đào Suez sụt giảm nhanh chóng. Thay vào đó, các con tàu chở dầu đang tập trung về hai hướng.
Hướng thứ nhất quanh Lưu vực Đại Tây Dương, bao gồm Biển Bắc và Địa Trung Hải. Hướng thứ hai bao gồm Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và Đông Á.
Những gì đang diễn ra minh chứng rõ nét sự thay đổi mô hình trong hoạt động thương mại dầu.
Theo các thương nhân, từ tháng trước, một số nhà máy lọc dầu châu Âu đã ngừng mua dầu thô Basrah của Iraq và chuyển sang mua dầu từ các nhà cung cấp thuộc khu vực Biển Bắc và Guyana.
Ở châu Á, nhu cầu đối với dầu Murban của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất tăng vọt, dẫn đến giá dầu giao ngay từ khu vực này tăng cao vào giữa tháng Một, bù lại dòng chảy dầu từ Kazakhstan đến châu Á sụt giảm mạnh.
Các chuyên gia nhận định sự phân mảnh trên thị trường dầu dự kiến sẽ không kéo dài, nhưng hiện tại nó đang khiến các quốc gia phụ thuộc vào dầu nhập khẩu như Ấn Độ và Hàn Quốc gặp khó khăn hơn trong việc đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu.
Đối với các nhà tinh chế dầu, sự phân mảnh gây hạn chế tính linh hoạt của họ trong việc đáp ứng với động lực thị trường đang thay đổi nhanh chóng và cuối cùng có thể làm giảm lợi nhuận.
Nhà phân tích dầu thô hàng đầu của Kpler, Viktor Katona, cho biết: “Việc chuyển hướng sang nguồn dầu ở gần hơn có ý nghĩa thương mại quan trọng.
Chúng đảm bảo nguồn cung ổn định cho người mua và điều này sẽ tiếp tục chừng nào những gián đoạn ở Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển tăng cao vẫn diễn ra.
Phản ứng của các thị trường là một hành động cân bằng khó khăn, khi phải lựa chọn giữa an ninh nguồn cung và tối đa hóa lợi nhuận.”
Theo nguồn dữ liệu do Kpler công bố ngày 30/1, lượng tàu chở dầu đi qua Kênh đào Suez trong tháng Một đã giảm 23% so với tháng 11/2023.
Sự sụt giảm thậm chí còn rõ rệt hơn đối với các con tàu chở khí dầu mỏ hóa lỏng và khí tự nhiên hóa lỏng, với mức giảm lần lượt là 65% và 73%.
Trong các thị trường sản phẩm, dòng nhiên liệu diesel và nhiên liệu dùng cho máy bay phản lực từ Ấn Độ và Trung Đông xuất khẩu đến châu Âu, cũng như dầu mazut và naphtha của châu Âu xuất khẩu tới châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Vào tuần trước, giá naphtha tại châu Á, một nguyên liệu hóa dầu, đạt mức cao nhất trong gần hai năm, do lo ngại nguồn cung từ châu Âu sẽ trở nên khó khăn hơn./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu nhích nhẹ
Xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể giảm mạnh trong năm 2024 do El Nino
Căng thẳng Biển Đỏ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt qua Nga
Thị trường nông sản thế giới ngày 2/2: Giá cà phê quay đầu giảm
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 2/2: Giá dầu thô giảm 2%
Dự báo giá cước vận tải container, các loại phụ phí sẽ tiếp tục tăng cao
WGC: Nhu cầu vàng năm 2023 cao kỷ lục, giá tiếp tục tăng trong năm nay
IMF: Hoạt động vận chuyển container ở Biển Đỏ giảm 30% do các cuộc tấn công
Sản lượng quặng sắt của Vale trong năm 2023 tăng 4,3%
Thị trường châu Á biến động khi chờ quyết định của Fed
Những nhận định mới nhất về thị trường dầu thô thế giới trong năm 2024
Mỹ và Liên minh châu Âu cam kết tiếp tục đàm phán về các khoáng sản quan trọng
Thị trường xe điện toàn cầu đối mặt với thách thức giảm tốc
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...