Căng thẳng Biển Đỏ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt qua Nga
Thứ bảy, 3-2-2024AsemconnectVietnam - Các công ty vận chuyển hàng hóa cho hay lượng đặt chỗ trên tuyến đường sắt qua Nga tăng mạnh khi có chi phí thấp hơn vận tải hàng không và nhanh hơn so với vận tải đường biển.
Một đoàn tàu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua Nga đến các nước châu Âu. (Nguồn: Getty Images)
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Các đơn vị giao hàng đang nỗ lực tìm phương án thay thế để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu giữa bối cảnh tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến đường vận tải biển này.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt qua Nga ngày càng tăng dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số container được vận chuyển giữa khu vực Viễn Đông và châu Âu.
Các công ty vận chuyển hàng hóa cho hay lượng đặt chỗ trên tuyến đường này tăng mạnh khi có chi phí thấp hơn vận tải hàng không và nhanh hơn so với vận tải đường biển.
Theo bà Julija Sciglaite, Giám đốc phát triển kinh doanh của RailGate Europe, chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua Nga đến các nước châu Âu, thời gian vận chuyển mất từ 14-25 ngày tùy thuộc vào điểm xuất phát, điểm đến và thời gian vận chuyển nhanh hơn đáng kể so với đường biển.
Bà Sciglaite cho biết sau khi bùng phát xung đột tại Ukraine, số lượng đặt chỗ cho tuyến đường qua Nga đã giảm đáng kể nhưng năm ngoái, tuyến đường này bắt đầu phục hồi do thời gian vận chuyển hợp lý và giá cả phải chăng.
Đáng chú ý, sau các vụ tấn công nhắm vào các tàu ở Biển Đỏ vào cuối năm 2023, nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt càng tăng cao hơn.
Ông Igor Tambaca, Giám đốc điều hành của Công ty Hậu cần Rail Bridge Cargo (Hà Lan), cho biết lượng đặt chỗ trên tuyến đường sắt Trung Quốc-châu Âu đã tăng 37% trong bốn tuần qua. Những chủ hàng không muốn gửi hàng qua đường sắt chạy qua Nga có thể sử dụng tuyến đường chạy từ Trung Quốc qua Kazakhstan đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Caspian nhưng tuyến này mất khoảng 26-29 ngày.
Ông Tambaca cho biết chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu bằng đường sắt vào khoảng 7.900 USD./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường nông sản thế giới ngày 2/2: Giá cà phê quay đầu giảm
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 2/2: Giá dầu thô giảm 2%
Dự báo giá cước vận tải container, các loại phụ phí sẽ tiếp tục tăng cao
WGC: Nhu cầu vàng năm 2023 cao kỷ lục, giá tiếp tục tăng trong năm nay
IMF: Hoạt động vận chuyển container ở Biển Đỏ giảm 30% do các cuộc tấn công
Sản lượng quặng sắt của Vale trong năm 2023 tăng 4,3%
Thị trường châu Á biến động khi chờ quyết định của Fed
Những nhận định mới nhất về thị trường dầu thô thế giới trong năm 2024
Mỹ và Liên minh châu Âu cam kết tiếp tục đàm phán về các khoáng sản quan trọng
Thị trường xe điện toàn cầu đối mặt với thách thức giảm tốc
Sản lượng chế tạo của Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong 25 năm
Thị trường nông sản thế giới ngày 31/1/2024: Cà phê tiếp tục tăng giá
Thị trường kim loại thế giới ngày 31/01/2024: Vàng và bạc cao nhất 2 tuần
Xuất khẩu thép cây của Mỹ tăng trong tháng 11/2023
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...