Áp lực khủng hoảng nợ của các quốc gia thị trường mới nổi hạ nhiệt khi lợi suất giảm
Thứ ba, 6-2-2024AsemconnectVietnam - Các nhà đầu tư trái phiếu đang có thiện cảm hơn với một loạt quốc gia bị cô lập khỏi thị trường tài chính quốc tế trong hai năm qua, làm dấy lên kỳ vọng rằng cuộc khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển có thể bắt đầu giảm bớt.
Sự phục hồi của giá trái phiếu toàn cầu trong hai tháng qua diễn ra trước dự đoán về việc cắt giảm lãi suất ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, đã kéo theo giá của những trái phiếu rủi ro hơn khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Kết quả là chi phí đi vay giảm đã giúp các quốc gia thoát khỏi tình trạng khó khăn nợ nần - thường được định nghĩa là chi phí vay bằng đô la cao hơn 10 điểm phần trăm so với lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ - và điều này có tác dụng ngăn cản chính phủ phát hành trái phiếu mới.
Trong đó, 10 quốc gia bao gồm Angola, Ai Cập, El Salvador, Gabon, Iraq, Kenya, Mông Cổ, Mozambique, Nigeria và Tajikistan hiện đã chứng kiến chênh lệch lợi suất với trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm xuống dưới ngưỡng 10 điểm phần trăm kể từ năm 2022.
Điều này làm tăng triển vọng rằng nhiều quốc gia đang phát triển sẽ có thể tái cấp vốn cho khoản nợ của họ bằng khoản vay mới thay vì gia nhập nhóm các nền kinh tế vỡ nợ sau đại dịch Covid-19.
Simon Waever, người đứng đầu toàn cầu về chiến lược tín dụng quốc gia tại các thị trường mới nổi tại Morgan Stanley cho biết: “Nhìn chung tình hình có vẻ tốt hơn và điều đã được cải thiện là khả năng tiếp cận nguồn tài chính. Tôi thực sự nghĩ rằng có khả năng một số quốc gia đã bị loại khỏi thị trường sẽ có quyền tiếp cận ngay bây giờ”.
Trong tuần qua, Bờ Biển Ngà đã trở thành quốc gia châu Phi cận Sahara đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế trong gần hai năm khi huy động được 2,6 tỷ USD trên thị trường. Các nhà đầu tư hiện mong đợi các tổ chức phát hành khác có xếp hạng tín nhiệm ở mức đầu cơ cũng sẽ có động thái tương tự.
Paul Greer, nhà quản lý danh mục nợ các thị trường mới nổi tại Fidelity International cho biết: “Bờ Biển Ngà chắc chắn đã được hưởng lợi từ tâm lý thị trường cải thiện và lợi suất giảm. Ông kỳ vọng “đà giảm của lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục, cho phép một số loại khác xuất hiện trên thị trường trong năm nay”.
Trong khi lợi suất trái phiếu ở Mỹ và các thị trường phát triển khác sụt giảm - khiến tài sản ở các thị trường mới nổi trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư - là động lực lớn nhất dẫn đến đà tăng của giá trái phiếu, các nhà kinh tế cũng chỉ ra rằng giá dầu và lúa mì giảm đã làm giảm áp lực lên một số nền kinh tế mới nổi.
William Jackson, nhà kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Capital Economics cho biết: “Nếu chúng ta nhìn lại năm 2022, mối lo ngại về khủng hoảng nợ lên đến đỉnh điểm, đẩy nhiều nền kinh tế này vào tình trạng không an toàn… Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng nhanh. Giá hàng hóa tăng cao do xung đột Nga-Ukraine. Nhưng tất cả những điều đó đã bắt đầu đảo ngược”.
Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi về mong muốn cho các quốc gia này vay tiền vì một số nhà đầu tư tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các vụ vỡ nợ hậu Covid vẫn chưa được giải quyết. Zambia, Sri Lanka và các quốc gia vỡ nợ khác đang bị tụt lại trong việc tái cơ cấu nợ do tranh chấp giữa các chủ nợ.
Một nhà quản lý quỹ cho biết, mặc dù có tương đối ít vụ vỡ nợ kể từ năm 2022, nhưng dòng tiền quay trở lại thị trường của thị trường mới nổi vẫn rất ít, phần lớn điều đó liên quan đến kinh nghiệm về mặt tái cơ cấu.
Ngoài ra, còn có sự do dự về việc liệu chênh lệch lợi suất giảm có phải là dấu hiệu đủ để các quốc gia có thể tiếp cận thị trường và không vỡ nợ đối với khoản tín dụng mới hay không.
Emre Tiftik, Giám đốc nghiên cứu bền vững tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết: “Những con số này không mang tính biểu thị và phần lớn được thúc đẩy bởi kỳ vọng vào trái phiếu Mỹ. Những căng thẳng còn tồn tại về nợ trong nước và chi tiêu chính phủ cho thấy một số quốc gia này sẽ không thể tiếp cận thị trường vốn”.
Và trong khi chênh lệch lợi suất so với trái phiếu Kho bạc Mỹ đã thu hẹp, nhiều nền kinh tế mới nổi rủi ro hơn có thể vẫn phải đối mặt với chi phí vay ở mức hai con số.
Một số quốc gia có thể muốn tránh vay mới trên thị trường trái phiếu và thay vào đó tìm kiếm nguồn tài chính rẻ hơn như vay nhiều hơn từ IMF và các tổ chức cho vay chính thức khác, với cái giá phải trả là các điều kiện về chính sách.
Bright Simons, Phó chủ tịch nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Imani cho biết: “Đối với các quốc gia không vỡ nợ, họ sẽ giảm bớt tác hại bằng cách sử dụng nguồn vốn đa phương để tiếp tục trả các khoản nợ ngày càng tăng và bằng cách siết chặt hơn nữa chi tiêu của chính phủ”.
Hầu hết các chính phủ sắp gặp khó khăn về nợ đều đã dựa vào sự hỗ trợ từ các tổ chức cho vay đa phương như IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) để giúp trang trải chi phí nợ và tránh vỡ nợ. Hiệp hội Phát triển Quốc tế - một bộ phận của Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các nước nghèo nhất - đã phân bổ mức kỷ lục 27 tỷ USD vào năm 2023.
Sergi Lanau, Giám đốc chiến lược thị trường mới nổi toàn cầu tại Oxford Economics cho biết: “Có triển vọng toàn cầu tốt hơn trong vài quý tới, đặc biệt là ở các quốc gia từng gặp khó khăn…Nhưng chúng ta vẫn có khả năng thấy một số vụ vỡ nợ ở cấp độ quốc gia”.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Triển vọng kinh tế toàn cầu mâu thuẫn với kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
Khu vực Eurozone: Vẫn bị kẹt giữa trì trệ, chuyển đổi và căng thẳng địa chính trị
Ngân hàng Indonesia giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp đầu tiên của năm 2024
Dự báo kinh tế Eurozone tiếp tục trì trệ trong thời gian tới
Dự báo tình hình các lĩnh vực kinh tế khu vực EU năm 2024
Thị trường hàng xa xỉ của Trung Quốc đang hồi phục với nhiều cơ hội mới
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Lạm phát ở Anh bất ngờ tăng trong bối cảnh giá dịch vụ tăng cao
Lạm phát của Mỹ tiếp tục chậm lại trong tháng 12
Nền kinh tế Đức năm 2023 và dự báo năm 2024
Fed giữ nguyên lãi suất, xoa dịu kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sắp tới
Nền kinh tế khu vực đồng Euro giảm so với các nước khác trên thế giới trong năm 2023
Tình hình kinh tế Nhật Bản tháng 1/2024
Tình hình lạm phát các nước tháng 1/2024
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...