Sản lượng chế tạo của Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong 25 năm
Thứ năm, 1-2-2024AsemconnectVietnam - Sản lượng chế tạo của Hàn Quốc năm 2023 chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất trong 25 năm, chủ yếu do nhu cầu về chất bán dẫn suy yếu giữa bối cảnh ngành sản xuất tại nước này đang trên đà suy thoái.
Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 31/1 công bố số liệu cho hay, sản lượng chế tạo của nước này trong năm 2023 chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất trong 25 năm, chủ yếu do nhu cầu về chất bán dẫn suy yếu giữa bối cảnh ngành sản xuất tại "xứ Kim chi" đang trên đà suy thoái.
Doanh số bán lẻ và hoạt động đầu tư của Hàn Quốc cũng sụt giảm trong năm ngoái, do lãi suất cao và áp lực lạm phát đè nặng, cùng những lo ngại về nhu cầu trong nước yếu.
Trong năm 2023 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Hàn Quốc đạt 110,9 điểm (so với mức chuẩn 100 điểm năm 2020), tăng 0,7% so với năm 2022. Đây là năm tăng thứ ba liên tiếp, dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng 4,6% của năm 2022.
Mặc dù sản lượng ôtô, dược phẩm tăng, nhưng sản lượng phụ tùng điện tử và chip bán dẫn lại giảm. Sản lượng ngành dịch vụ tăng 2,9% so với một năm trước đó nhờ lĩnh vực tài chính bảo hiểm, vận tải, kho bãi tăng.
Chỉ số doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng, giảm 1,4% và đây năm giảm thứ hai liên tiếp sau khi đã giảm 0,3% trong năm 2022. Doanh số hàng hóa lâu bền như ô tô tăng 0,2%. Trong khi các loại hàng hóa mau hỏng như quần áo, thực phẩm, đồ uống đều giảm so với một năm trước.
Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc phân tích dòng chảy tiêu dùng đang chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ. Tiêu dùng giảm có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố như lãi suất, giá cả.
Đầu tư thiết bị giảm 5,5% so với một năm trước đó do cả đầu tư máy móc và trang thiết bị vận tải đều giảm.
Trong tháng 12/2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt 112,2 điểm, tăng 0,3% so với tháng 11/2023. Tiêu dùng giảm 0,4% do doanh số các mặt hàng như thực phẩm đồ uống, thiết bị viễn thông, máy tính giảm. Đầu tư thiết bị tháng 12/2023 tăng 5,5%.
Cũng theo Cục Thống kê, chỉ số kinh tế tổng hợp, đánh giá tình trạng cũng như xu thế hiện tại của nền kinh tế, giảm 0,3 điểm. Chỉ số dự đoán biến động kinh tế trong tương lai gần tăng 0,1 điểm./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường kim loại thế giới ngày 31/01/2024: Vàng và bạc cao nhất 2 tuần
Xuất khẩu thép cây của Mỹ tăng trong tháng 11/2023
Nhiều thay đổi trên thị trường gạo thế giới khi Pakistan "xoa dịu" nguồn cung
Nhu cầu đậu tương của Mỹ Latinh sẽ tăng vào năm 2024 nhờ yêu cầu diesel sinh học cao hơn
Giá phân bón thế giới tiếp tục giảm trong tháng 1/2024
Thị trường ngô thế giới tháng 1/2024
Saudi Arabia kêu gọi các nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu
Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu lúa mỳ nếu thời tiết diễn ra bất thường
Căng thẳng ở Biển Đỏ "giáng thêm đòn" vào thương mại toàn cầu
Nhu cầu đậu tương của Trung Quốc sẽ giảm trong bối cảnh nguồn cung lợn sắp cắt giảm
Thị trường đậu tương thế giới tháng 1/2024
Thị trường lúa mì thế giới tháng 1/2024
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 30/1: Giá vàng tăng nhẹ
Thị trường nông sản thế giới ngày 30/1: Giá cà phê trái chiều
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...