Nền kinh tế khu vực đồng Euro giảm so với các nước khác trên thế giới trong năm 2023
Thứ tư, 31-1-2024AsemconnectVietnam - Nền kinh tế khu vực đồng euro đã trì trệ vào năm 2023, kém hiệu quả so với các nước khác trên thế giới khi Đức phải vật lộn với tình trạng bất ổn công nghiệp.
20 quốc gia dùng chung đồng euro hầu như không tránh khỏi suy thoái trong quý IV/2023 ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu mở rộng và đối tác thương mại lớn nhất của khu vực đồng euro là Mỹ, đạt được mức tăng trưởng nhanh ấn tượng.
Sự kém hiệu quả của khu vực đồng euro chủ yếu là do sự yếu kém ở Đức, nơi chứng kiến mô hình kinh doanh dựa vào năng lượng giá rẻ từ Nga và thương mại hai chiều căng thẳng với Trung Quốc bị cản trở bởi các sự kiện địa chính trị.
Số liệu sơ bộ của Eurostat cho thấy Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm 0,3% trong ba tháng cuối năm 2023 trong khi toàn khối chứng kiến sản lượng ổn định, nhờ sự mở rộng ở Tây Ban Nha và Ý. Điều đó đánh dấu quý thứ sáu liên tiếp không có hoặc tăng trưởng rất ít.
Các nhà kinh tế kỳ vọng điều tương tự sẽ xảy ra nhiều hơn trong những tháng tới trước khi có sự phục hồi yếu ớt vào mùa hè, điều này sẽ dẫn đến một năm tăng trưởng thấp nữa cho khu vực đồng Euro.
“Tiêu dùng hộ gia đình mạnh hơn do tác động của cú sốc giá năng lượng giảm bớt và lạm phát giảm, hỗ trợ tăng trưởng thu nhập thực tế, dự kiến sẽ thúc đẩy sự phục hồi”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong Triển vọng Kinh tế Thế giới.
Tuy nhiên, IMF vẫn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro xuống 0,9% trong năm nay và 1,7% vào năm 2025.
Các nhà kinh tế khu vực tư nhân cũng tỏ ra lạc quan, với cảnh báo của S&P Global Market Intelligence về một năm "thách thức" "trong bối cảnh nhu cầu chững lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng".
Eurostat không cung cấp số liệu hàng năm cho khu vực đồng euro nói chung trong báo cáo. Con số này có thể thay đổi, đặc biệt là do có thể có những điều chỉnh về sản lượng của Ireland, nhưng IMF đưa ra con số này chỉ ở mức 0,5%.
Năm mới bắt đầu với làn sóng đình công và phản đối lạm phát, trong đó có một số nông dân ở Đức và Pháp phản đối kế hoạch giảm dần trợ cấp từ Liên minh châu Âu.
Với lạm phát hiện đang giảm, người lao động có thể sẽ lấy lại được sức mua trong năm nay. Trong khi đó, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến cắt giảm lãi suất cũng sẽ giảm bớt áp lực lên lĩnh vực xây dựng đang gặp khó khăn.
N.Nga
Nguồn: VITIC/Reuters
Tình hình lạm phát các nước tháng 1/2024
Tình hình kinh tế Đức tháng 1/2024
Sản lượng nhà máy Nhật Bản trong tháng 12/2023 tăng nhờ máy móc sản xuất
Xuất khẩu tháng 1/2024 của Hàn Quốc có thể tăng tháng thứ tư nhờ phục hồi chip
Lạm phát ở Anh tăng bất ngờ, làm giảm đặt cược cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Anh
BOJ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
Lạm phát của Brazil thấp hơn kỳ vọng trước quyết định lãi suất
Lạm phát trong vòng 12 tháng của Tây Ban Nha tăng lên 3,5% trong tháng 1/2024
Kinh tế Pháp không tăng trưởng trong quý 4/2023
Fed tăng lãi suất đã thúc đẩy quá trình phi đô la hóa
Lạm phát ở thủ đô Nhật Bản chậm lại, không đạt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương
Nga muốn phát triển tuyến vận tải biển phía Bắc để cạnh tranh với kênh đào Suez
Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy tăng trưởng
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo