Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 30/1: Giá vàng tăng nhẹ
Thứ ba, 30-1-2024AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 29/1 giá vàng, giá đồng, giá quặng sắt tăng, giá xăng dầu trái chiều, trong khi giá gas giảm nhẹ.
Trên thị trường năng lượng, giá xăng dầu chốt phiên giao dịch ngày 29/1, giá dầu thô Brent giảm 1,4% xuống 82,4 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ gimr 1,6%, xuống 76,78 USD.
Hai loại dầu đều chốt phiên ở mức thấp nhất sau 4 phiên khi sự chú ý của thị trường chuyển sang lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc. Khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc với tòa án Hong Kong ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande Group.
Bất động sản ngày càng sâu sắc là một đòn giáng mạnh vào niềm tin của nhà đầu tư đối với nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu, với dữ liệu trước đó cho thấy hoạt động sản xuất chậm hơn dự kiến.
Trở ngại lớn nhất đối ở Trung Quốc với toàn bộ thị trường tiếp tục giảm bất chấp rủi ro địa chính trị vẫn leo thang, ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC, cho biết.
Cả hai loại dầu chuẩn này đều tăng khoảng 1,5% vào đầu phiên, với giá dầu Brent chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 11 sau khi một tàu chở nhiên liệu bị trúng tên lửa ở Biển Đỏ và quân đội Mỹ bị tấn công ở Jordan gần biên giới Syria. Sự kiện này đánh dấu sự leo thang căng thẳng lớn đang nhấn chìm Trung Đông, theo Reuters.
Sau tin tức từ Trung Quốc, một số người tham gia thị trường đã đặt câu hỏi về mức phần bù rủi ro sẽ là bao nhiêu vì nguồn cung dầu vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng Trung Đông.
Trong khi giá gas giảm 1,56%, xuống mức 2,146/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 3/2024.
Theo Báo cáo thị trường khí đốt tự nhiên Quý I/2024 của IEA, thị trường khí đốt tự nhiên tiến tới việc tái cân bằng dần dần vào năm 2023 mặc dù về nguyên tắc cơ bản thì các nguồn cung ngày càng bị siết chặt hơn. Nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở châu Âu và các thị trường lớn ở châu Á đã làm giảm bớt tác động của nguồn cung khí đốt tự nhiên sau cú sốc nguồn cung xảy ra trong năm 2022.
Mức giá bán khí đốt tự nhiên đã sụt giảm đáng kể vào năm 2023 mặc dù mức giá đó vẫn nằm ở trên mức trung bình đạt được trong lịch sử, cả ở châu Á và châu Âu.
IEA cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp và năng lượng ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở châu Á và các nước giàu tài nguyên khí đốt ở châu Phi và khu vực Trung Đông.
Theo dự báo thì một sự quay trở lại với điều kiện thời tiết mùa đông trung bình sau mùa đông năm 2023 đặc biệt ôn hòa, dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu sưởi ấm không gian tăng cao hơn ở khu vực Bắc bán cầu. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng năng lượng tái tạo và cải thiện sự sẵn có của năng lượng hạt nhân có khả năng làm giảm bớt các yêu cầu đối với nhu cầu khí đốt phục vụ cho sản xuất điện ở các thị trường lớn.
Mức tồn kho cao cùng với triển vọng nguồn cung cải thiện sẽ đem lại cho thị trường khí đốt tự nhiên một số kỳ vọng cho năm 2024. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị, sự hạn chế vận chuyển gia tăng, một số dự án LNG bị chậm trễ về mặt tiến độ và điều kiện thời tiết khá bất lợi có thể làm gia tăng căng thẳng thị trường và biến động giá nhiên liệu.
Việc đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt tự nhiên vẫn là vấn đề then chốt của khía cạnh hoạch định chính sách năng lượng và những rủi ro liên quan đến triển vọng được nêu trong báo cáo này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế, bao gồm việc đánh giá và thực hiện các phương án linh hoạt về chuỗi giá trị khí đốt tự nhiên và LNG.
Trên thị trường kim loại, giá vàng trên sàn Kitco ở mức 2.022,6 - 2.023,1 USD/ounce. Kim loại quý này tiếp tục tăng nhẹ và đang giao dịch trên ngưỡng 2.020 USD/ounce. Trong bối cảnh, đồng USD đang đi lên.
Tại thời điểm khảo sát, DXY đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng nhẹ 0,08%, lên mốc 103,52.
Giá vàng tăng nhẹ dù đồng USD vẫn đi lên. Hiện các nhà kinh tế đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào giữa tuần này và loại khả năng thắt chặt tại các cuộc họp trong tương lai.
Báo cáo GDP mới nhất cho thấy, nền kinh tế Mỹ vẫn đang mạnh mẽ. Dữ liệu đã củng cố khả năng các nhà hoạch định chính sách sẽ duy trì quan điểm "diều hâu" tại cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi được công bố vào cuối tuần trước cho thấy, lạm phát “hạ nhiệt” đang khiến nhiều người tin rằng một kịch bản nới lỏng sớm có thể xảy ra.
Cũng chính vì lý do đó, nhiều chuyên gia dự báo, Fed có thể sẽ giữ giọng điệu ôn hòa tại cuộc họp đầu tiên của năm 2024.
Diego Colman - Chiến lược gia của Dailyfix đánh giá, trong trường hợp Chủ tịch Fed Jerome Powell có quan điểm nhẹ nhàng hơn và để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất, các nhà giao dịch nên chuẩn bị cho khả năng lợi suất trái phiếu giảm mạnh và vàng sẽ được hưởng lợi từ điều đó.
Còn nếu quan điểm của Fed đi ngược lại với kỳ vọng của thị trường về việc nới lỏng chính sách tiền tệ, lợi suất sẽ tiếp tục phục hồi, thúc đẩy đồng USD và đè nặng lên kim loại quý. Tuy nhiên, Colman cho rằng, dựa trên quan điểm của ông Powell đưa ra vào tháng trước, kịch bản này ít có khả năng xảy ra.
Dựa vào diễn biến của vàng trong thời gian qua, chiến lược gia Colman nhận định, một đợt đột phá có thể đẩy vàng lên tới mức giá 2.080 USD/ounce và còn có thể tăng bứt phá lên nữa nếu ngưỡng này được phá vỡ. Ông tin rằng, mức hỗ trợ của vàng sẽ là 1.990 USD, tiếp theo là 1.975 USD/ounce.
Tương tự, giá đồng duy trì vững, song chịu áp lực từ mối hoài nghi về triển vọng nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc, sau những thông tin mới từ lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn của nước này và đồng USD tăng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Trên sàn giao dịch kim loại London, giá vàng tăng 0,3% lên 8.569 USD/tấn.
Trong tuần trước, giá đồng đạt mức cao nhất 3 tuần (8.599 USD/tấn), sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm 1 lượng lớn tiền mặt vào hệ thống ngân hàng.
Đồng thời, giá quặng sắt chốt phiên giao dịch ngày 29/1, trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt ở mức 135,31 USD/tấn vào ngày 26/1, ghi nhận mức tăng hàng tuần sau khi giảm trong hai tuần trước đó.
Hợp đồng này cũng cao hơn 1% so với mức thấp nhất từ đầu năm 2024 là 133,99 USD/tấn và giá đã có xu hướng tăng trên diện rộng kể từ tháng 8/2023, sau khi chốt phiên với giá thấp nhất là 103,21 USD vào ngày 3/8/2023.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm yêu cầu dự trữ 50 điểm cơ bản, mức cắt giảm lớn nhất trong hai năm đối với lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ làm dự trữ, có hiệu lực từ ngày 5/2.
Ngân hàng cũng cho biết họ sẽ đưa ra các chính sách cải thiện các khoản cho vay bất động sản thương mại, làm dấy lên sự lạc quan rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ tạo cơ sở cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.
Mặc dù vẫn còn phải xem liệu các biện pháp này có thực sự làm tăng nhu cầu và hoạt động xây dựng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không, nhưng sự lạc quan được tạo ra có thể sẽ làm tăng nhu cầu quặng sắt.
Theo dữ liệu do các nhà phân tích hàng hóa Kpler và LSEG tổng hợp, Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 70% quặng sắt đường biển toàn cầu, đang trên đà nhập khẩu hơn 100 triệu tấn trong tháng 1.
Kpler đã theo dõi lượng hàng đến là 109,36 triệu tấn, đây sẽ là mức cao nhất kể từ mức cao nhất mọi thời đại là 112,65 triệu tấn kể từ tháng 7/2020.
LSEG dự báo lượng hàng đến ít nhất là 108,47 triệu tấn và nếu dữ liệu theo dõi phù hợp với số liệu hải quan chính thức, điều đó có nghĩa là lượng hàng nhập khẩu sẽ tăng khoảng 7,5% so với lượng nhập khẩu 100,86 triệu tấn trong tháng 12/2023.
Tình trạng tồn kho tại cảng của Trung Quốc cũng hỗ trợ cho việc nhập khẩu thêm, với lượng tồn kho được giám sát bởi các chuyên gia tư vấn SteelHome SH-TOT-IRONINV đã tăng lên 124 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 26/1/2024.
Con số này tăng so với mức thấp gần đây là 104,9 triệu tấn vào cuối tháng 10, nhưng điều quan trọng hơn cần lưu ý là hàng tồn kho vẫn thấp hơn nhiều so với mức 133,45 triệu trong cùng tuần năm 2023 và 154,05 triệu vào cuối tháng 1/2022.
Điều đáng chú ý là lượng tồn kho cả thép và quặng sắt đều có xu hướng tăng mạnh trong hai tháng đầu năm do các nhà máy tích trữ và tăng sản lượng trước mùa xây dựng cao điểm.
Trung Quốc, nơi sản xuất chỉ hơn một nửa lượng thép của thế giới, đã chứng kiến sản lượng yếu trong tháng 12/2023, chỉ đạt 67,44 triệu tấn, tổng sản lượng thấp nhất kể từ tháng 12/2017.
Nhưng điều này có thể phản ánh một số hạn chế sản xuất liên quan đến nỗ lực hạn chế ô nhiễm trong mùa đông.
Mặc dù vẫn có một số hạn chế được áp dụng trong những tuần tới, nhưng có khả năng các nhà máy thép sẽ lên kế hoạch tăng sản lượng, đặc biệt là trong bối cảnh giá trong nước phục hồi gần đây.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Giá phân bón thế giới tiếp tục giảm trong tháng 1/2024
Thị trường ngô thế giới tháng 1/2024
Saudi Arabia kêu gọi các nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu
Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu lúa mỳ nếu thời tiết diễn ra bất thường
Căng thẳng ở Biển Đỏ "giáng thêm đòn" vào thương mại toàn cầu
Nhu cầu đậu tương của Trung Quốc sẽ giảm trong bối cảnh nguồn cung lợn sắp cắt giảm
Thị trường đậu tương thế giới tháng 1/2024
Thị trường lúa mì thế giới tháng 1/2024
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần qua
Thị trường vàng ít biến động khi chờ thông tin về lãi suất của Fed
Hàn Quốc: Lượng hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản giảm thấp nhất trong hơn 10 năm
Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu của Italy
Nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy thị trường ngô châu Á
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Brazil tăng 29% trong năm 2023