Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu của Italy
Thứ hai, 29-1-2024AsemconnectVietnam - Trong ba tháng qua, Italy thiệt hại 3,3 tỷ USD (35 triệu USD/ngày) do xuất khẩu không thành công hoặc chậm trễ, và 5,5 tỷ USD (60 triệu USD/ngày) do thiếu nguồn cung về đầu vào cho sản xuất.
Một tàu chở hàng (phải), bị lực lượng Houthi bắt giữ, trên đường về cảng tỉnh Hodeida (Yemen), ngoài khơi Biển Đỏ, ngày 22/11/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ đến nay đã khiến Italy thiệt hại 8,8 tỷ euro, tương đương 95 triệu/ngày. Đây là phần chi phí gia tăng đối với hàng xuất khẩu của Italy trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024.
Hiệp hội Các Doanh nghiệp Thủ công Italy (Confartigianato) đã tính toán mức độ tác động từ tình trạng suy giảm lưu lượng tàu hàng qua tuyến Biển Đỏ-Ấn Độ Dương đối với dòng chảy thương mại của Italy đến châu Á, châu Đại Dương, các quốc gia Vịnh Ba Tư và Đông Nam Châu Phi.
Đây là những tàu đi qua Eo biển Bab el-Mandeb, đến hoặc đi từ Kênh đào Suez, có nguy cơ bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.
Theo Confartigianato, trong ba tháng qua, Italy thiệt hại 3,3 tỷ USD (35 triệu USD/ngày) do xuất khẩu không thành công hoặc chậm trễ và 5,5 tỷ USD (60 triệu USD/ngày) do thiếu nguồn cung về đầu vào cho sản xuất.
Viện Kinh tế Thế giới Kiel, một viện nghiên cứu của Đức chuyên về các vấn đề toàn cầu hóa, cho biết lượng container vận chuyển qua Biển Đỏ trong tháng 12/2023 đã giảm 66% so với mức trung bình giai đoạn 2017-2019, kéo theo những tác động trực tiếp đối với các vùng kinh tế của Italy.
Giá trị hàng hóa vận chuyển qua Biển Đỏ cao nhất là của vùng Lombardy, tương đương 12,9 tỷ USD, tiếp theo là các vùng Emilia-Romagna (9,4 tỷ USD), Veneto (5,7 tỷ USD), Tuscany (4,7 tỷ USD), Piedmont (4,2 tỷ USD) và Friuli-Venezia Giulia (2 tỷ USD).
Chủ tịch Confartigianato Marco Granelli cảnh báo: “Những tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, cùng với thắt chặt tiền tệ đang diễn ra và việc kích hoạt lại các quy định ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Italy.
Do đó, cần áp dụng tất cả các biện pháp, bắt đầu bằng việc thực hiện Kế hoạch phục hồi quốc gia (PNRR), để thúc đẩy niềm tin và xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp cũng như tránh nguy cơ chậm lại trong chu trình mở rộng về việc làm.”./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Giá phân bón thế giới tiếp tục giảm trong tháng 1/2024
Thị trường ngô thế giới tháng 1/2024
Nhu cầu đậu tương của Trung Quốc sẽ giảm trong bối cảnh nguồn cung lợn sắp cắt giảm
Thị trường đậu tương thế giới tháng 1/2024
Thị trường lúa mì thế giới tháng 1/2024
Nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy thị trường ngô châu Á
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Brazil tăng 29% trong năm 2023
Những thách thức về thời tiết ở Brazil tạo ra triển vọng cho ngô Achentina trong năm 2024
Thị trường kim loại thế giới ngày 27/1/2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 27/1/2024
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc năm 2023 tăng 11% so với cùng kỳ, tăng lần đầu tiên sau ba năm
Nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam tăng hơn 25% trong tháng 11/2023
Thị trường kim loại thế giới ngày 26/1/2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 26/1/2024: Cà phê Việt Nam tiếp tục tăng cao
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...