Thứ sáu, 22-11-2024 - 23:3 GMT+7  Việt Nam EngLish 

EU đưa vào diện kiểm soát 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam 

 Thứ tư, 24-1-2024

AsemconnectVietnam - Ớt chuông, mỳ ăn liền, sầu riêng, đậu bắp và thanh long là 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam được Liên minh châu Âu đưa vào diện kiểm soát.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), cho biết Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được từ Ban thư ký WTO về thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.
Liên quan đến thông báo này Việt Nam có 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm thuộc diện kiểm soát của EU khi xuất khẩu vào thị trường này.
Theo ông Ngô Xuân Nam, với mặt hàng thuộc phụ lục 1 là những mặt hàng phải chịu tần suất kiểm tra biên giới gồm: sản phẩm ớt chuông bị tần suất kiểm tra là 50%; mỳ ăn liền có gói gia vị, bột nêm hoặc nước sốt bị tần suất kiểm tra là 20%.
Với tần suất trên thì 2 mặt hàng này vẫn giữ nguyên so với năm 2023.Nhưng trong phụ lục 1 có bổ sung thêm mặt hàng sầu riêng với tần suất kiểm tra 10%.
Đối với phụ lục 2 là những mặt hàng nông sản, thực phẩm ngoài việc phải chịu tần suất kiểm tra biên giới còn phải bổ sung thêm giấy chứng nhận kèm theo kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu. Việt Nam có hai mặt hàng là đậu bắp và thanh long với tỷ lệ tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%.
Hai mặt hàng này cũng đã nằm trong thông báo của EU sáu tháng cuối năm 2023.“So với thông báo của 6 tháng cuối năm 2023, Việt Nam có bốn mặt hàng là đậu bắp, mì ăn liền, ớt chuông và thanh long vẫn giữ nguyên tần suất như giai đoạn trước.
Riêng mặt hàng sầu riêng là bổ sung với tần suất kiểm tra 10%, ông Ngô Xuân Nam cho hay.
Theo dữ liệu thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, trong sáu tháng cuối năm 2023, Việt Nam chỉ có ba lô hàng sầu riêng bị vi phạm quy định của EU. Vì vậy, phía EU đã đưa vào diện kiểm soát mặt hàng này.
Theo ông Ngô Xuân Nam, việc sầu riêng sẽ phải chịu tần suất kiểm tra 10% sẽ không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Bởi trong thương mại nông sản, việc bị kiểm soát ở biên giới đối với các mặt hàng nông sản là chuyện bình thường.
Các mặt hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng chịu sự kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với mặt hàng sầu riêng, ông Ngô Xuân Nam cho rằng, thời gian vừa qua chúng ta đã làm tốt về an toàn thực phẩm và đã có nhiều khuyến cáo trong sản xuất, sơ chế, đóng gói.
Nông dân, hợp tác xã từ quá trình canh tác, thực hành nông nghiệp tốt đến sơ chế, đóng gói sản phẩm phải tuân thủ các quy định của thị trường.Trong quá trình sản xuất nông dân phải nắm chắc các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật EU không cho phép sử dụng. Các hoạt chất được phép sử dụng thì phải tuân thủ “4 đúng,” đảm bảo thời gian cách ly để đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần có sự phối hợp, liên kết với nhau để kiểm soát mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sầu riêng nói riêng và nông sản khác nói chung để 6 tháng cuối năm 2024, EU có thể xem xét đưa các sản phẩm ra khỏi danh sách kiểm tra.
Nguồn: Vetnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Cảnh báo doanh nghiệp cẩn trọng khi xuất khẩu sang Tây Ban Nha
 Hàn Quốc gia hạn miễn thuế giá trị gia tăng với càphê, cacao nhập khẩu
 Chính phủ Cuba quyết định gia hạn nhiều ưu đãi thuế quan đặc biệt
 Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2024
 Mỹ thông báo gia hạn miễn thuế thép, nhôm nhập khẩu của EU
 Khuyến cáo các doanh nghiệp thực phẩm khi xuất khẩu sang Singapore
 Trung Quốc không yêu cầu nộp giấy chứng nhận và phí khi nhập khẩu nông sản
 Ấn Độ nhận đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp với kính cường lực từ Việt Nam
 WHO kêu gọi thực thi các biện pháp nghiêm ngặt kiểm soát thuốc lá điện tử
 Những lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Anh
 Indonesia đưa vụ kiện thuế nhập khẩu thép không gỉ lên WTO
 Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
 Ấn Độ bắt đầu rà soát về lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
 Ấn Độ chính thức thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715945742