Thị trường khí đốt toàn cầu có thể thiếu cung cho đến năm 2026
Thứ tư, 24-1-2024AsemconnectVietnam - Trong báo cáo thường niên, Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt đã cảnh báo giá khí đốt giao ngay sẽ tăng cao kỷ lục và biến động nhiều tại thị trường châu Âu lẫn châu Á.
Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) nhận định thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu sẽ thắt chặt cho đến năm 2026, trong khi nhu cầu dự kiến tăng 1,5% vào năm nay và lên tới 22% cho đến năm 2050.
Dự báo trên do Tổng thư ký của GECF, ông Mohamed Hamel, đưa ra hôm 22/1 tại một hội nghị tổ chức ở Trinidad và Tobago.
Theo thông tin trên website chính thức của GECF, tổ chức này đại diện cho các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên bao gồm Qatar, Nga, Trinidad và Tobago. Các thành viên của tổ chức này nắm giữ hơn 2/3 nguồn cung khí đốt của thế giới.
Trong báo cáo thường niên của mình, GECF đã cảnh báo về giá khí đốt giao ngay sẽ tăng cao kỷ lục và biến động nhiều tại thị trường châu Âu lẫn châu Á.
Đồng thời, tổ chức này lưu ý các nước đang ưu tiên giải quyết những lo ngại về an ninh năng lượng hơn các mục tiêu giảm thiểu khí thải nhằm chống biến đổi khí hậu, trong đó các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của người dân.
Cũng tại hội nghị hôm 22/1, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách tăng trưởng khí đốt của “ông lớn” ngành năng lượng BP, bà Oksana Dembitska, cảnh báo về giá LNG quá cao.
Bà cho biết chính điều này đã khiến nhu cầu khí đốt sụt giảm, đặc biệt là sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát khiến giá LNG tăng gấp 7 lần.
Bà Dembitska cũng cho biết BP kỳ vọng rằng châu Âu sẽ tiếp tục là điểm đến quan trọng của LNG trong ít nhất 20 năm nữa. Điều này đang hỗ trợ các thỏa thuận cung cấp cho khu vực này./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Kim cương - một kênh đầu tư hấp dẫn trong những năm tới
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ dẫn đầu thị trường thế giới
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 23/1: Giá gas giảm mạnh, giá vàng tăng nhẹ
Thị trường nông sản thế giới ngày 23/1: Giá dầu cọ tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Trung Quốc tiếp tục là khách hàng nhập khẩu lớn nhất của Israel
WTO không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong 2024
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sụt giảm trong năm 2024
Thị trường dầu thế giới đi ngang khi hoạt động sản xuất của Mỹ bị gián đoạn
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng trưởng mạnh trong năm 2025
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 19/1: Giá đồng tăng từ mức thấp nhất 6 tuần
Thị trường nông sản thế giới ngày 19/1: Giá tiêu giảm trở lại tại thị trường Indonesia
Tình hình xuất nhập khẩu thép của Việt Nam trong tháng 12/2023
Sản lượng khai thác than của Indonesia đạt mức kỷ lục
Tây Ban Nha vẫn tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...