WTO không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong 2024
Chủ nhật, 21-1-2024AsemconnectVietnam - Theo Tổng Giám đốc WTO, tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 18/1 cho biết bà cảm thấy không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong năm nay.
Phát biểu trước báo giới khi tham dự Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos, bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do “căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama."
Theo bà, điều này đồng nghĩa với việc WTO cảm thấy “kém lạc quan hơn."
WTO từng dự báo hoạt động thương mại sẽ tăng 0,8% trong năm ngoái và 3,3% trong năm nay. Tuy nhiên, đây là số liệu được ghi nhận và tính toán trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Trung Đông và những diễn biến mới đây liên quan tới địa chính trị. Vì vậy, bà Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo các dự đoán tiếp theo sẽ đưa ra con số thấp hơn trong năm nay.
Trong thời gian qua, tuyến đường thương mại quan trọng đã bị gián đoạn do các vụ tấn công của lực lượng Houthi vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ, cùng với đó là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ xảy ra ở Kênh đào Panama.
Theo Tổng Giám đốc WTO, cá nhân bà hy vọng cuộc xung đột ở Trung Đông có thể sớm chấm dứt, đồng thời cảnh báo việc này có thể tạo ra “tác động lớn thực sự” đối với dòng chảy thương mại toàn cầu vốn đã yếu nếu xung đột mở rộng ra toàn khu vực.
Bà Okonjo-Iweala cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông có thể là nhân tố bổ sung vào các yếu tố kìm hãm tăng trưởng thương mại, ví dụ như lãi suất cao hơn, thị trường bất động sản Trung Quốc đóng băng và cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Okonjo-Iweala cho biết thêm: “Chúng tôi hy vọng chuyện này sẽ sớm kết thúc và mọi cuộc xung đột dừng lại. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xung đột ở Trung Đông lan rộng ra toàn khu vực, bởi vì điều đó sẽ có tác động thực sự lớn đến thương mại. Mọi người đều đang lo lắng và hy vọng vào điều tốt nhất”./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường dầu thế giới đi ngang khi hoạt động sản xuất của Mỹ bị gián đoạn
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng trưởng mạnh trong năm 2025
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 19/1: Giá đồng tăng từ mức thấp nhất 6 tuần
Thị trường nông sản thế giới ngày 19/1: Giá tiêu giảm trở lại tại thị trường Indonesia
Sản lượng khai thác than của Indonesia đạt mức kỷ lục
Tây Ban Nha vẫn tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga
Các thị trường chứng khoán và hàng hóa tại châu Á cùng chịu sức ép
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 18/1: Giá vàng giảm mạnh
Thị trường nông sản thế giới ngày 18/1: Giá ngô thấp nhất trong ba năm, giá ca cao lập kỷ lục mới
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 17/1: Giá gas giảm mạnh, giá quặng sắt giảm phiên thứ 8
Xung đột Biển Đỏ: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm phương án thay thế
Thị trường nông sản thế giới ngày 17/1: Giá ca cao đạt mức cao kỷ lục
Xuất khẩu của Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề do căng thẳng ở Biển Đỏ
Ấn Độ và Iran đạt được thỏa thuận cuối cùng về dự án phát triển Cảng Chabahar
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...