WTO không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong 2024
Thứ sáu, 19-1-2024AsemconnectVietnam - Theo Tổng Giám đốc WTO, tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 18/1 cho biết bà cảm thấy không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong năm nay.
Phát biểu trước báo giới khi tham dự Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos, bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do “căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama."
Theo bà, điều này đồng nghĩa với việc WTO cảm thấy “kém lạc quan hơn."
WTO từng dự báo hoạt động thương mại sẽ tăng 0,8% trong năm ngoái và 3,3% trong năm nay. Tuy nhiên, đây là số liệu được ghi nhận và tính toán trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Trung Đông và những diễn biến mới đây liên quan tới địa chính trị. Vì vậy, bà Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo các dự đoán tiếp theo sẽ đưa ra con số thấp hơn trong năm nay.
Trong thời gian qua, tuyến đường thương mại quan trọng đã bị gián đoạn do các vụ tấn công của lực lượng Houthi vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ, cùng với đó là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ xảy ra ở Kênh đào Panama.
Theo Tổng Giám đốc WTO, cá nhân bà hy vọng cuộc xung đột ở Trung Đông có thể sớm chấm dứt, đồng thời cảnh báo việc này có thể tạo ra “tác động lớn thực sự” đối với dòng chảy thương mại toàn cầu vốn đã yếu nếu xung đột mở rộng ra toàn khu vực.
Bà Okonjo-Iweala cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông có thể là nhân tố bổ sung vào các yếu tố kìm hãm tăng trưởng thương mại, ví dụ như lãi suất cao hơn, thị trường bất động sản Trung Quốc đóng băng và cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Okonjo-Iweala cho biết thêm: “Chúng tôi hy vọng chuyện này sẽ sớm kết thúc và mọi cuộc xung đột dừng lại. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xung đột ở Trung Đông lan rộng ra toàn khu vực, bởi vì điều đó sẽ có tác động thực sự lớn đến thương mại. Mọi người đều đang lo lắng và hy vọng vào điều tốt nhất”./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/wto-khong-lac-quan-ve-tinh-hinh-thuong-mai-tren-toan-cau-trong-2024-post922049.vnp
Phát biểu trước báo giới khi tham dự Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos, bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do “căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama."
Theo bà, điều này đồng nghĩa với việc WTO cảm thấy “kém lạc quan hơn."
WTO từng dự báo hoạt động thương mại sẽ tăng 0,8% trong năm ngoái và 3,3% trong năm nay. Tuy nhiên, đây là số liệu được ghi nhận và tính toán trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Trung Đông và những diễn biến mới đây liên quan tới địa chính trị. Vì vậy, bà Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo các dự đoán tiếp theo sẽ đưa ra con số thấp hơn trong năm nay.
Trong thời gian qua, tuyến đường thương mại quan trọng đã bị gián đoạn do các vụ tấn công của lực lượng Houthi vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ, cùng với đó là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ xảy ra ở Kênh đào Panama.
Theo Tổng Giám đốc WTO, cá nhân bà hy vọng cuộc xung đột ở Trung Đông có thể sớm chấm dứt, đồng thời cảnh báo việc này có thể tạo ra “tác động lớn thực sự” đối với dòng chảy thương mại toàn cầu vốn đã yếu nếu xung đột mở rộng ra toàn khu vực.
Bà Okonjo-Iweala cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông có thể là nhân tố bổ sung vào các yếu tố kìm hãm tăng trưởng thương mại, ví dụ như lãi suất cao hơn, thị trường bất động sản Trung Quốc đóng băng và cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Okonjo-Iweala cho biết thêm: “Chúng tôi hy vọng chuyện này sẽ sớm kết thúc và mọi cuộc xung đột dừng lại. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xung đột ở Trung Đông lan rộng ra toàn khu vực, bởi vì điều đó sẽ có tác động thực sự lớn đến thương mại. Mọi người đều đang lo lắng và hy vọng vào điều tốt nhất”./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/wto-khong-lac-quan-ve-tinh-hinh-thuong-mai-tren-toan-cau-trong-2024-post922049.vnp
Gói gia nhập Comoros WTO đã sẵn sàng để đệ trình chính thức tại MC13
Báo cáo của IRENA- WTO nhấn mạnh vai trò của thương mại trong việc phát triển thị trường hydro xanh
Giám sát của WTO cho thấy các biện pháp hạn chế xuất khẩu vẫn tồn tại ngay cả khi xu hướng tạo thuận lợi thương mại tiếp tục
Ba chương trình thực tập sinh của WTO kết thúc tại Geneva
Các thành viên kêu gọi tăng cường nỗ lực hơn nữa để cung cấp trợ cấp nghề cá của MC13
Báo cáo cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế đang phát triển từ thương mại số
WTO, IICA tăng cường hợp tác về thương mại nông sản, an ninh lương thực ở Mỹ Latinh và Caribe
Phó Tổng Giám đốc Paugam công bố hỗ trợ nhiều hơn cho Nguyên tắc Tiêu chuẩn Thép tại COP29
Khóa đào tạo về các quy định của WTO trong đàm phán gia nhập khai mạc tại Geneva
Các nhà lãnh đạo WTO và FAO ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác về thương mại, lương thực và biến đổi khí hậu
WTO kết thúc chương trình đào tạo tại Seychelles
Mỹ đóng góp 600.000 USD hỗ trợ xây dựng năng lực thương mại tại các nền kinh tế đang phát triển
Liechtenstein đóng góp 40.000 CHF cho Cơ chế tài trợ thủy sản của WTO
Xuất khẩu hàng hóa trung gian tiếp tục giảm trong quý II/2023
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...