Kinh tế Mỹ chưa hết nỗi lo suy thoái
Thứ bảy, 20-1-2024AsemconnectVietnam - Còn quá sớm để tuyên bố kinh tế Mỹ chiến thắng trước lạm phát và “hạ cánh mềm”. Nguy cơ suy thoái vẫn còn, bất chấp kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm.
Pimco - quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới dự báo, thị trường trái phiếu sẽ hoạt động tốt hơn thị trường cổ phiếu trong năm 2024, nếu xảy ra suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, sau đợt tăng giá nhanh chóng của trái phiếu vào cuối năm ngoái do kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt, Pimco có quan điểm trung lập về cái gọi là thời hạn - thước đo mức độ nhạy cảm của danh mục đầu tư thu nhập cố định với những thay đổi trong lãi suất.
Tiffany Wilding, nhà kinh tế và Andrew Balls, Giám đốc đầu tư thu nhập cố định toàn cầu tại Pimco chia sẻ: “Chúng tôi dự kiến sẽ giữ quan điểm trung lập về thời gian sau đợt phục hồi gần đây nhất của thị trường trái phiếu, điều này đã đưa lợi suất toàn cầu trở lại phù hợp với phạm vi dự kiến của chúng tôi, trong bối cảnh cán cân lạm phát và rủi ro tăng trưởng đang thay đổi”.
Điểm chuẩn lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm khá mạnh trong vài tháng gần đây, từ hơn 5% trong tháng 10/2023 xuống còn khoảng 4% (tức giá trái phiếu tăng). Trong tương lai, trái phiếu dài hạn có thể bị ảnh hưởng một lần nữa bởi lo ngại về tình trạng thâm hụt tài chính của Mỹ và việc phát hành trái phiếu chính phủ tăng lên. Những lo lắng đã góp phần dẫn đến động thái bán tháo trái phiếu dài hạn vào quý IV năm ngoái, trước khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất mang lại sự lạc quan cho thị trường.
Pimco cho biết: “Chúng tôi nhận thấy khả năng xuất hiện thêm các đợt suy yếu của đường cong lãi suất dài hạn trong bối cảnh lo lắng về nguồn cung tăng cao, như đã xảy ra vào cuối mùa Hè 2023, xuất phát từ việc tăng cường phát hành trái phiếu để bù đắp cho những khoản thâm hụt tài chính lớn”.
Trong khi đó, ông Campbell Harvey, nhà kinh tế học của Đại học Duke, người tiên phong trong việc sử dụng đường cong lợi suất làm chỉ báo suy thoái, nhắc lại nhận định của mình rằng, một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào năm 2024.
Mô hình của Harvey cho thấy, khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng duy trì ở mức cao hơn lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm trong ít nhất 3 tháng thì suy thoái sẽ xảy ra. Chỉ báo này đã đi trước mỗi cuộc suy thoái trong số 8 cuộc suy thoái gần nhất.
“Với hành động giữ lãi suất quá cao trong thời gian quá dài của Fed, tôi nghĩ khả năng xảy ra suy thoái kinh tế đã tăng lên rất nhiều”, ông Harvey nói và chỉ ra một số lý do chính có thể dẫn tới suy thoái.
Thứ nhất, chi tiêu của người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ yếu hơn trong năm nay, do tiền tiết kiệm giảm dần. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Bespoke Investment Group, tiền tiết kiệm của hộ gia đình đã trở lại mức năm 2019. Chi tiêu tiêu dùng chiếm gần 2/3 GDP của Mỹ nên đây là một biến số quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Ông Harvey nói, có những dấu hiệu khác cho thấy khả năng tài chính của người tiêu dùng đang suy yếu. Chẳng hạn, các khoản nợ quá hạn đang gia tăng đối với những khoản như cho vay mua ô tô và nợ thẻ tín dụng.
Thứ hai, nguy cơ thắt chặt tín dụng hoặc giảm cho vay gia tăng do đường cong lợi suất đảo ngược gây tổn hại đến mô hình kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Ví dụ, các ngân hàng đang mất tiền gửi vào tay các quỹ thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Và giống như Silicon Valley Bank (SVB), nhiều ngân hàng đã chịu tổn thất đáng kể đối với chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
Ông Harvey lưu ý, có nhiều ngân hàng giống SVB, điều này thật đáng lo ngại. Vì khi SVB sụp đổ, lãi suất dài hạn là 3,5%/năm, còn hiện nay cao hơn khoảng 1%/năm.
Các ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản thương mại trong năm nay khi tỷ lệ văn phòng trống là 35% ở San Francisco, gần 25% ở Chicago. Nhiều bất động sản có khoản vay ngân hàng và các ngân hàng sẽ phải giải quyết vấn đề đó trong năm 2024.
Thứ ba, kinh tế Trung Quốc yếu kém không có lợi cho triển vọng tăng trưởng của Mỹ.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Hoạt động dịch vụ của Nhật Bản mở rộng trong tháng 12/2023, dẫn đầu là hoạt động kinh doanh mới tăng mạnh
PBOC tiếp tục giữ nguyên lãi suất trung hạn
Những rủi ro của kinh tế toàn cầu trong năm 2024
Lạm phát ở Romania giảm nhẹ
Vì sao triển vọng kinh tế Anh có vẻ tươi sáng hơn?
Ngân hàng Hàn Quốc: Giảm lãi suất chỉ là vấn đề thời gian
Lạm phát ở thủ đô Nhật Bản tiếp tục chậm lại, gây áp lực lên BOJ
Eurozone: Hoạt động chế tạo suy giảm tháng thứ 18 liên tiếp
Triển vọng sản xuất của Hà Lan năm 2024: tăng trưởng khiêm tốn
Thâm hụt ngân sách của Ba Lan năm 2024 dự kiến đạt mức cao
Căng thẳng Biển Đỏ làm chậm trễ, tăng chi phí vận chuyển và lo ngại lạm phát
Hoạt động sản xuất toàn cầu đang cố gắng quay lại đà mở rộng
Xuất khẩu của Đức tăng hơn dự kiến trong tháng 11/2023
Nền kinh tế toàn cầu sẵn sàng cho một năm đầy biến động
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...