PBOC tiếp tục giữ nguyên lãi suất trung hạn
Thứ sáu, 19-1-2024AsemconnectVietnam - Hôm thứ Hai (15/1), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trung hạn, bất chấp kỳ vọng của thị trường khi dấu hiệu đồng tiền yếu hơn tiếp tục hạn chế phạm vi nới lỏng tiền tệ.
Một loạt chỉ số gần đây tiếp tục phản ánh sự phục hồi kinh tế không đồng đều của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với xuất khẩu tăng trong tháng 12 nhưng tăng trưởng tín dụng yếu và áp lực giảm phát dai dẳng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp kích thích hơn.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cho biết, biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp tại các ngân hàng thương mại và đồng nhân dân tệ suy yếu vào đầu năm đã hạn chế khả năng PBOC điều chỉnh chính sách tiền tệ.
PBOC giữ lãi suất đối với các khoản vay trung hạn (MLF) đối với một số tổ chức tài chính không thay đổi ở mức 2,5%.
Hoạt động cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt tại các tổ chức tài chính nhằm “duy trì tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ở mức hợp lý”, PBOC cho biết trong một tuyên bố trực tuyến.
Trong một cuộc khảo sát của Reuters thực hiện vào tuần trước, 19 trong số 35 nhà phân tích đã kỳ vọng PBOC sẽ cắt giảm lãi suất MLF để giúp vực dậy nền kinh tế yếu kém. Và đại đa số cũng mong đợi PBOC sẽ bơm vốn mới vào hệ thống tài chính vượt quá số tiền đáo hạn.
Những kỳ vọng đó tăng lên sau khi các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc hạ lãi suất tiền gửi vào cuối năm ngoái và sau khi dữ liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây đã làm dấy lên quan điểm rằng cần có thêm nhiều biện pháp kích thích.
Các nhà kinh tế tại Barclays cho biết trong một báo cáo trước động thái mới nhất này: “Chúng tôi cho rằng vòng xoáy giảm phát nợ cố hữu và tâm lý bi quan khắp nơi của các tác nhân kinh tế ở Trung Quốc càng khiến PBOC phải cấp bách triển khai nới lỏng tiền tệ để chống giảm phát”.
Ngoài ra, kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng cũng tăng lên sau khi Zou Lan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của PBOC nhấn mạnh yêu cầu dự trữ bắt buộc là một trong những lựa chọn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, việc đồng nhân dân tệ giảm 1% so với đồng đô la từ đầu năm đến nay đang cản trở việc cắt giảm lãi suất. Đồng nhân dân tệ đã suy yếu xuống mức thấp hơn một tháng so với đồng bạc xanh do không chắc chắn về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu về sản lượng công nghiệp, đầu tư và doanh số bán lẻ tháng 12 cùng với tổng sản phẩm quốc nội quý IV được công bố trong tuần này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư manh mối về việc liệu nền kinh tế có cần hỗ trợ thêm hay không.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Hoạt động dịch vụ của Nhật Bản mở rộng trong tháng 12/2023, dẫn đầu là hoạt động kinh doanh mới tăng mạnh
Kinh tế Mỹ chưa hết nỗi lo suy thoái
Những rủi ro của kinh tế toàn cầu trong năm 2024
Lạm phát ở Romania giảm nhẹ
Vì sao triển vọng kinh tế Anh có vẻ tươi sáng hơn?
Ngân hàng Hàn Quốc: Giảm lãi suất chỉ là vấn đề thời gian
Lạm phát ở thủ đô Nhật Bản tiếp tục chậm lại, gây áp lực lên BOJ
Eurozone: Hoạt động chế tạo suy giảm tháng thứ 18 liên tiếp
Triển vọng sản xuất của Hà Lan năm 2024: tăng trưởng khiêm tốn
Thâm hụt ngân sách của Ba Lan năm 2024 dự kiến đạt mức cao
Căng thẳng Biển Đỏ làm chậm trễ, tăng chi phí vận chuyển và lo ngại lạm phát
Hoạt động sản xuất toàn cầu đang cố gắng quay lại đà mở rộng
Xuất khẩu của Đức tăng hơn dự kiến trong tháng 11/2023
Nền kinh tế toàn cầu sẵn sàng cho một năm đầy biến động
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...