Xuất khẩu của Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề do căng thẳng ở Biển Đỏ
Thứ ba, 16-1-2024AsemconnectVietnam - 95% tàu hàng của Ấn Độ đã phải kéo dài hải trình thêm 4.000-6.000 hải lý và 14-20 ngày theo tuyến đường qua Mũi Hảo Vọng thay vì qua Biển Đỏ để tránh sự tấn công của phiến phân Houthi.
Ngày 15/1, các quan chức trong ngành cho biết, chi phí xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi do các vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Theo ước tính của Chính phủ Ấn Độ, khoảng 80% thương mại hàng hóa của nước này với châu Âu, trị giá gần 14 tỷ USD/tháng, thường đi qua Biển Đỏ.
Các nhà xuất khẩu cho biết 95% tàu thay vì qua Biển Đỏ đã chuyển sang tuyến đường qua Mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi, kéo dài hải trình thêm 4.000-6.000 hải lý và 14-20 ngày từ Ấn Độ kể từ khi phiến quân Houthi bắt đầu tấn công tàu thuyền vào tháng 11.
Các hãng tàu lớn đã dừng hoặc tạm dừng hoạt động trên Biển Đỏ, bao gồm Maersk, MSC, Hapag Lloyd.
Theo 4 nhà xuất khẩu bao gồm cả người đứng đầu một hiệp hội xuất khẩu, chi phí của một container vận chuyển 24 feet từ Ấn Độ đến châu Âu, miền Đông nước Mỹ và Anh đã tăng lên 1.500 USD từ mức 600 USD trước khi xảy ra các vụ tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Ông Arun Kumar Garodia, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật Ấn Độ (EEPC) cho biết “biên lợi nhuận của chúng tôi đã bị xóa sổ do chi phí vận chuyển tăng lên.”
Ông dự báo xuất khẩu của Ấn Độ trị giá ít nhất 10 tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng trong năm tài chính tính đến hết tháng 3/2024 do chi phí vận chuyển tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao đơn đặt hàng.
Ông Garodia còn cho hay các công ty vận chuyển đã cảnh báo sẽ tăng chi phí vận chuyển hàng hóa vào cuối tuần này.
Các nhà xuất khẩu cũng cho biết khoảng 1/4 lượng hàng xuất khẩu trong tháng này bị trì hoãn do lịch trình vận chuyển bị chậm trễ.
Cùng ngày, quan chức cấp cao Bộ Thương mại Ấn Độ Satya Srinivas cho biết “việc ra khơi của hầu hết các tàu đã bị ảnh hưởng và thường bị hoãn lại từ 2-3 tuần do các tàu đến, với các tuyến đường dài hơn, bị trì hoãn”./.
Nguồn: vietnamplus.vn
5 quốc gia châu Âu yêu cầu áp thuế nhập khẩu với ngũ cốc Ukraine
Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về lĩnh vực đóng tàu trên toàn cầu
Những rủi ro an ninh ở Biển Đỏ làm gián đoạn thương mại toàn cầu
Libya muốn tăng gấp đôi sản lượng dầu thô để thúc đẩy phát triển kinh tế
Nga: Gazprom lập kỷ lục lịch sử mới về cung cấp khí đốt do thời tiết băng giá
Ai Cập: Giao thông hàng hải qua Kênh đào Suez vẫn bình thường
Giá gạo xuất khẩu tại các “vựa lúa” lớn của châu Á vẫn ổn định
Nông sản của Xứ Bạch dương vẫn thu hút khách hàng quốc tế
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ thấp nhất trong gần 30 năm
Xung đột ở Trung Đông lan rộng có thể dẫn đến nguy cơ một đợt tăng giá mới
Ngành thép chờ những “tín hiệu” hồi phục trong năm 2024
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2023 vượt mục tiêu
Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 11/1: Giá gas tăng mạnh
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...