Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,4%
Thứ hai, 8-1-2024AsemconnectVietnam - Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái.
Trong báo cáo "Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2024" công bố ngày 4/1, Liên hợp quốc đã đưa ra dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm nay, do những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng của cả hai năm đều dưới 3%, mức trước khi đại dịch bùng phát vào năm 2020.
Dự báo của Liên hợp quốc thấp hơn dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10/2023 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hồi tháng 11/2023.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ mức ước tính 3% trong năm 2023, xuống 2,9% trong năm 2024. OECD dự kiến tăng mức tăng trưởng sẽ chậm lại từ 2,9% trong năm 2023 xuống 2,7% trong năm 2024.
Liên hợp quốc cảnh báo khả năng các điều kiện tín dụng thắt chặt trong thời gian dài và lãi suất tăng là những trở ngại lớn đối với kinh tế thế giới khi đang mắc nợ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nghèo hơn, và cần đầu tư để phục hồi tăng trưởng.
Giám đốc Bộ phận Chính sách và Phân tích Kinh tế của Liên hợp quốc Shantanu Mukherjee cho biết những lo ngại về nguy cơ suy thoái năm 2023 đã được ngăn chặn chủ yếu nhờ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, kiểm soát được lạm phát mà không làm giảm tốc tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Mukherjee cho rằng kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi vùng nguy hiểm, khi lãi suất rất cao trong thời gian dài và có nguy cơ về các cú sốc giá cả. Ông cho rằng một cú sốc nguồn cung có thể đưa đến việc tăng lãi suất để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát.
Theo báo cáo, lạm phát trên toàn cầu ở mức 8,1% trong năm 2022 ước giảm xuống 5,7% trong năm 2023 và 3,9% trong năm 2024. Tuy nhiên, ở khoảng 1/4 số quốc gia đang phát triển, lạm phát được cho là ở mức trên 10% trong năm nay.
Trong khi kinh tế Mỹ phục hồi ấn tượng trong năm 2023, mức tăng trưởng được dự báo giảm từ 2,5% trong năm 2023 xuống 1,4% trong năm 2024.
Trong khi tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình giảm, lãi suất cao và thị trường việc làm dần nới lỏng, chi tiêu tiêu dùng được cho là sẽ yếu hơn trong năm 2024 và đầu tư có thể vẫn thấp.
Nguy cơ "hạ cánh cứng" đã giảm đáng kể, nhưng kinh tế Mỹ vẫn đối mặt rủi ro suy thoái do các thị trường lao động, nhà ở và tài chính xấu đi.
Trong khi đó, với lạm phát và lãi suất cao, báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng châu Âu đối mặt với triển vọng kinh tế thách thức.
GDP của Liên minh châu Âu được dự báo tăng trưởng 0,5% trong năm 2023, 1,2% trong năm 2024, nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng khi sức ép giá cả giảm, lương thực tế tăng và thị trường lao động vẫn ổn định.
Kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng 1,2% trong năm 2024, so với mức ước tính 1,7% trong năm 2023. Lạm phát tăng có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm phát chấm dứt sau khi kéo dài hơn hai thập kỷ.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Liên hợp quốc nhận định đà phục hồi sau đại dịch chậm hơn dự kiến, do những trở ngại cả bên trong và bên ngoài.
Với tăng trưởng kinh tế đạt 3% trong năm 2022, báo cáo cho rằng kinh tế Trung Quốc có sự bứt phá trong nửa cuối năm 2023, với tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,3%.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa việc lĩnh vực bất động sản đang khó khăn và nhu cầu bên ngoài giảm sẽ khiến tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 4,7% trong năm 2024.
Tại các nền kinh tế đang phát triển, Liên hợp quốc nhận định tăng trưởng kinh tế ở châu Phi sẽ vẫn yếu, tăng nhẹ từ mức trung bình 3,3% trong năm 2023, lên 3,5% trong năm 2024.
Khủng hoảng khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp và ảnh hưởng đến ngành du lịch, trong khi bất ổn địa chính trị tiếp tục gây tác động tiêu cực đến một số khu vực.
Liên hợp quốc dự báo các kinh nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ giảm tốc tăng trưởng từ 4,9% năm 2023, xuống 4,6% trong năm 2024. Ở Đông Á, tăng trưởng dự kiến đạt 2,9% trong năm 2024, so với mức 1,7% trong năm 2023.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Các đơn đặt hàng quốc phòng toàn cầu tăng vọt khi căng thẳng địa chính trị gia tăng
Kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng đều
Dự báo kinh tế Trung Âu và Đông Âu năm 2024
Giá gạo tăng cao gây áp lực lạm phát ở châu Á
Đồng đô la Mỹ có năm giảm đầu tiên kể từ năm 2020
Những lý do để vui mừng về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024
Dự báo tình hình 3 nền kinh tế khu vực Eurozone năm 2024
Dự báo tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2024
Lạm phát của Thụy Điển giảm khi kết thúc đợt tăng lãi suất
Lạm phát 12 tháng của Tây Ban Nha ở mức 3,2% trong tháng 11/2023
Giá nhà mới tháng 11/2023 của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp
Dự báo tình hình kinh tế Mỹ năm 2024
Hoạt động nhà máy của Nhật Bản kéo dài giảm do áp lực vẫn tồn tại
Nhà máy, lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc tăng tốc nhưng rủi ro vẫn tồn tại
Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt mốc 3 ...
Gỗ và sản phẩm gỗ; rau quả; gạo; cà phê; hạt điều; tôm là 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD trong năm ...Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 chỉ thu về 912 triệu USD
Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt hướng đến mục tiêu trên 26 ...
Nhật Bản nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản của ...
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ ...