GCC và Hàn Quốc ký kết FTA để tăng cường khả năng cạnh tranh
Thứ năm, 28-12-2023AsemconnectVietnam - Theo thỏa thuận, các quốc gia Vùng Vịnh nói trên sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 76,4% tổng số sản phẩm được giao dịch, cùng với mức thuế 4,1% đối với hàng hóa được giao dịch.
Ngày 28/12, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).
Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp Seoul tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu và tăng cường an ninh năng lượng.
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết việc ký kết trên được tiến hành sau khi Bộ trưởng Thương mại nước này Ahn Duk-geun và Tổng Thư ký GCC Jassim Muhammad Al-Budaiwi ký tuyên bố chung liên quan FTA song phương này tại Seoul trước đó cùng ngày.
GCC có 6 quốc gia gồm Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain, Saudi Arabia, Oman, Qatar và Kuwait. GCC và Hàn Quốc bắt đầu đàm phán về FTA song phương từ năm 2007, tuy nhiên tiến trình này đã bị đình chỉ vào năm 2010. Sau 13 năm gián đoạn, hai bên nối lại đàm phán vào năm 2022 và kể từ đó đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.
Theo thỏa thuận, các quốc gia Vùng Vịnh nói trên sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 76,4% tổng số sản phẩm được giao dịch, cùng với mức thuế 4,1% đối với hàng hóa được giao dịch.
Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc sẽ miễn thuế đối với 89,9% các mặt hàng, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng và các sản phẩm dầu mỏ khác, nhập khẩu từ GCC.
Theo Bộ Thương mại Hàn Quốc, nước này cũng dự kiến sẽ tăng cường xuất khẩu phương tiện, phụ tùng ôtô, máy móc và vũ khí sang các quốc gia Arab thông qua thỏa thuận này.
Phía Seoul nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu năng lượng có giá rẻ hơn từ các quốc gia Arab sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Hàn Quốc.
GCC là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Hàn Quốc, với kim ngạch thương mại song phương đạt 102,6 tỷ USD vào năm 2022. FTA với GCC là FTA thứ 25 của Hàn Quốc.
Hiện các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Anh cũng đang tiến hành đàm phán với GCC về FTA./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/gcc-va-han-quoc-ky-ket-fta-de-tang-cuong-kha-nang-canh-tranh-post918045.vnp
Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp Seoul tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu và tăng cường an ninh năng lượng.
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết việc ký kết trên được tiến hành sau khi Bộ trưởng Thương mại nước này Ahn Duk-geun và Tổng Thư ký GCC Jassim Muhammad Al-Budaiwi ký tuyên bố chung liên quan FTA song phương này tại Seoul trước đó cùng ngày.
GCC có 6 quốc gia gồm Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain, Saudi Arabia, Oman, Qatar và Kuwait. GCC và Hàn Quốc bắt đầu đàm phán về FTA song phương từ năm 2007, tuy nhiên tiến trình này đã bị đình chỉ vào năm 2010. Sau 13 năm gián đoạn, hai bên nối lại đàm phán vào năm 2022 và kể từ đó đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.
Theo thỏa thuận, các quốc gia Vùng Vịnh nói trên sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 76,4% tổng số sản phẩm được giao dịch, cùng với mức thuế 4,1% đối với hàng hóa được giao dịch.
Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc sẽ miễn thuế đối với 89,9% các mặt hàng, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng và các sản phẩm dầu mỏ khác, nhập khẩu từ GCC.
Theo Bộ Thương mại Hàn Quốc, nước này cũng dự kiến sẽ tăng cường xuất khẩu phương tiện, phụ tùng ôtô, máy móc và vũ khí sang các quốc gia Arab thông qua thỏa thuận này.
Phía Seoul nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu năng lượng có giá rẻ hơn từ các quốc gia Arab sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Hàn Quốc.
GCC là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Hàn Quốc, với kim ngạch thương mại song phương đạt 102,6 tỷ USD vào năm 2022. FTA với GCC là FTA thứ 25 của Hàn Quốc.
Hiện các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Anh cũng đang tiến hành đàm phán với GCC về FTA./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/gcc-va-han-quoc-ky-ket-fta-de-tang-cuong-kha-nang-canh-tranh-post918045.vnp
Hiệp định RCEP: Thúc đẩy môi trường Kinh tế Số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Argentina thúc đẩy đàm phán gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Việt Nam tìm kiếm hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực chiến lược mới
WB: 2023 là một năm “kiên cường” của kinh tế Việt Nam
FTA lớn đầu tiên giữa EU với một quốc gia châu Phi sau 7 năm
Thúc đẩy các chương trình hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Venezuela
IFC và WTO sẽ tài trợ thúc đẩy thương mại hàng hóa khu vực Mekong
Cần Thơ tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Australia
Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
MERCOSUR kết nạp Bolivia làm thành viên chính thức thứ 5
Tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội phát triển với Nhật Bản
Bắc Giang thúc đẩy giao lưu, hợp tác với tỉnh Chungcheongnam của Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
Ấn Độ bắt đầu rà soát về lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...