Hiệp định RCEP: Thúc đẩy môi trường Kinh tế Số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ ba, 26-12-2023AsemconnectVietnam - Cam kết của RCEP về hỗ trợ Số hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tăng doanh thu trong lĩnh vực Kinh tế Số.
Thương mại Điện tử xuyên biên giới trong khu vực có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh, chiếm khoảng 53,3% tổng thương mại toàn cầu.
Theo đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương), Thương mại Điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng Thương mại Điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển của nền Kinh tế Số của Chính phủ.
Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hứa hẹn mang tới tiềm năng thúc đẩy môi trường Kinh tế Số thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở đường cho sự tăng trưởng mạnh hơn nữa cho các lĩnh vực Thương mại Điện tử và Thanh toán Số. Các cam kết của RCEP về hỗ trợ số hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển năng lực, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tăng doanh thu trong lĩnh vực Kinh tế Số.
Bên cạnh đó, RCEP cũng nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng một môi trường đáng tin cậy cho những người dùng nền tảng số trong khu vực. Cụ thể, Chương 12 của Hiệp định RCEP đưa ra các điều khoản bảo vệ người tiêu dùng khỏi những gian lận Kỹ thuật Số và tạo ra khung pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng sẽ cung cấp một cơ cấu hợp tác chung, mang lại sự chắc chắn hơn cho các doanh nghiệp khi họ xây dựng và điều chỉnh chính sách hoạt động nhằm tuân thủ các cam kết.
Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền Kinh tế Số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
RCEP cũng tạo tiền đề cho việc đối thoại sâu hơn và thống nhất chính sách giữa nước thành viên về các vấn đề quan trọng của nền Kinh tế Số. Thông qua RCEP, các doanh nghiệp ở các nước ASEAN và Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh và chính sách tốt để phát triển Thương mại Điện tử xuyên biên giới.
Theo các chuyên gia, bản thân Thương mại Điện tử xuyên biên giới có tính bao trùm cao. Dù nguồn lực khác nhau, nhưng các doanh nghiệp có thể hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua Thương mại Điện tử xuyên biên giới. Hiệp định RCEP có hiệu lực, các ngành liên quan đến Thương mại Điện tử xuyên biên giới trong khu vực chắc chắn sẽ có không gian phát triển rộng hơn.
Tuy nhiên, thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải đó là những hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hậu cần và Thanh toán Điện tử. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn cũng là rào cản đối với thúc đẩy Thương mại Điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều đã có chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thanh toán Kỹ thuật Số nhưng việc thực thi sẽ cần thời gian dài để người tiêu dùng thay đổi thói quen.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi Số quốc gia, Chiến lược quốc gia về Kinh tế Số và Xã hội Số, trong đó bao gồm nhiều chương trình phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp... nhằm tạo nền tảng thúc đẩy phát triển Kinh tế Số và tận dụng những lợi ích từ những cam kết trong Hiệp định thương mại tự do.
Chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp có thể đưa được sản phẩm của mình tiếp cận đến với những thị trường tiềm năng, kể cả những thị trường chưa được khai phá...
Sau khi RCEP có hiệu lực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP, trong đó chú trọng vào cải thiện khung khổ pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và phổ biến thông tin, kiến thức về Hiệp định.
Đối với lĩnh vực Thương mại Điện tử, báo cáo nghiên cứu về cam kết Thương mại Điện tử trong RCEP đã được thực hiện. Cùng đó, một hệ thống chia sẻ kinh nghiệm và điển hình thành công của các nước thành viên RCEP cũng đang được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số xây dựng nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm thông tin để ứng dụng Thương mại Điện tử một cách hiệu quả trong bối cảnh Hiệp định RCEP có hiệu lực.../.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hiep-dinh-rcep-thuc-day-moi-truong-kinh-te-so-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-post917567.vnp
Theo đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương), Thương mại Điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng Thương mại Điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển của nền Kinh tế Số của Chính phủ.
Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hứa hẹn mang tới tiềm năng thúc đẩy môi trường Kinh tế Số thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở đường cho sự tăng trưởng mạnh hơn nữa cho các lĩnh vực Thương mại Điện tử và Thanh toán Số. Các cam kết của RCEP về hỗ trợ số hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển năng lực, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tăng doanh thu trong lĩnh vực Kinh tế Số.
Bên cạnh đó, RCEP cũng nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng một môi trường đáng tin cậy cho những người dùng nền tảng số trong khu vực. Cụ thể, Chương 12 của Hiệp định RCEP đưa ra các điều khoản bảo vệ người tiêu dùng khỏi những gian lận Kỹ thuật Số và tạo ra khung pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng sẽ cung cấp một cơ cấu hợp tác chung, mang lại sự chắc chắn hơn cho các doanh nghiệp khi họ xây dựng và điều chỉnh chính sách hoạt động nhằm tuân thủ các cam kết.
Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền Kinh tế Số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
RCEP cũng tạo tiền đề cho việc đối thoại sâu hơn và thống nhất chính sách giữa nước thành viên về các vấn đề quan trọng của nền Kinh tế Số. Thông qua RCEP, các doanh nghiệp ở các nước ASEAN và Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh và chính sách tốt để phát triển Thương mại Điện tử xuyên biên giới.
Theo các chuyên gia, bản thân Thương mại Điện tử xuyên biên giới có tính bao trùm cao. Dù nguồn lực khác nhau, nhưng các doanh nghiệp có thể hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua Thương mại Điện tử xuyên biên giới. Hiệp định RCEP có hiệu lực, các ngành liên quan đến Thương mại Điện tử xuyên biên giới trong khu vực chắc chắn sẽ có không gian phát triển rộng hơn.
Tuy nhiên, thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải đó là những hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hậu cần và Thanh toán Điện tử. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn cũng là rào cản đối với thúc đẩy Thương mại Điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều đã có chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thanh toán Kỹ thuật Số nhưng việc thực thi sẽ cần thời gian dài để người tiêu dùng thay đổi thói quen.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi Số quốc gia, Chiến lược quốc gia về Kinh tế Số và Xã hội Số, trong đó bao gồm nhiều chương trình phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp... nhằm tạo nền tảng thúc đẩy phát triển Kinh tế Số và tận dụng những lợi ích từ những cam kết trong Hiệp định thương mại tự do.
Chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp có thể đưa được sản phẩm của mình tiếp cận đến với những thị trường tiềm năng, kể cả những thị trường chưa được khai phá...
Sau khi RCEP có hiệu lực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP, trong đó chú trọng vào cải thiện khung khổ pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và phổ biến thông tin, kiến thức về Hiệp định.
Đối với lĩnh vực Thương mại Điện tử, báo cáo nghiên cứu về cam kết Thương mại Điện tử trong RCEP đã được thực hiện. Cùng đó, một hệ thống chia sẻ kinh nghiệm và điển hình thành công của các nước thành viên RCEP cũng đang được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số xây dựng nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm thông tin để ứng dụng Thương mại Điện tử một cách hiệu quả trong bối cảnh Hiệp định RCEP có hiệu lực.../.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hiep-dinh-rcep-thuc-day-moi-truong-kinh-te-so-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-post917567.vnp
Việt Nam tìm kiếm hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực chiến lược mới
WB: 2023 là một năm “kiên cường” của kinh tế Việt Nam
FTA lớn đầu tiên giữa EU với một quốc gia châu Phi sau 7 năm
Thúc đẩy các chương trình hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Venezuela
IFC và WTO sẽ tài trợ thúc đẩy thương mại hàng hóa khu vực Mekong
Cần Thơ tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Australia
Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
MERCOSUR kết nạp Bolivia làm thành viên chính thức thứ 5
Tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội phát triển với Nhật Bản
Bắc Giang thúc đẩy giao lưu, hợp tác với tỉnh Chungcheongnam của Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
Ấn Độ bắt đầu rà soát về lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam
Cam kết trong các FTA tác động tích cực tới lĩnh vực Thương mại điện tử
Đà Nẵng mong muốn ADB tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...