Thứ năm, 28-11-2024 - 9:45 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Giá hành ở nhiều nước châu Á tăng cao do Ấn Độ cấm xuất khẩu 

 Thứ năm, 21-12-2023

AsemconnectVietnam - Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hành do Ấn Độ cấm xuất khẩu, Bangladesh, Malaysia đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung từ Trung Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lệnh cấm xuất khẩu hành của Ấn Độ khiến giá mặt hàng này tăng cao đối với các nước nhập khẩu ở châu Á và họ phải cố gắng tìm kiếm nguồn hàng thay thế giá rẻ hơn, trong bối cảnh quốc gia xuất khẩu hành lớn nhất thế giới này có thể không gỡ bỏ lệnh cấm trước cuộc tổng tuyển cử năm tới.
Ấn Độ cấm xuất khẩu hành từ ngày 8/12, sau khi giá mặt hàng này đã tăng hơn gấp đôi trong 3 tháng qua do sản lượng sụt giảm.
Hiện các nhà bán lẻ từ Kathmandu (Nepal) đến Colombo (Sri Lanka) đang chật vật ứng phó với tình trạng giá cao vì các nước nhập khẩu hành truyền thống ở châu Á như Bangladesh, Malaysia, Nepal và thậm chí cả Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) phụ thuộc vào hành nhập khẩu từ Ấn Độ để bù đắp lượng thiếu hụt trong nước.
Chia sẻ về tình hình khó khăn, chị Mousumi Akhtar - người tiêu dùng ở thủ đô Dhaka của Bangladesh nói: “Hầu hết mọi món ăn chúng tôi nấu đều cần hành tây. Việc giá cả tăng đột ngột khiến món ăn trở nên kém vị khi tôi phải giảm lượng hành."
Các nhà buôn ước tính hành của Ấn Độ chiếm hơn một nửa tổng lượng hành nhập khẩu của các nước châu Á. Trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 2,5 triệu tấn hành, trong đó có 671.125 tấn xuất sang Bangladesh, đối tác mua rau quả lớn nhất của Ấn Độ.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay, Bangladesh, Malaysia đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung từ Trung Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Nepal đang xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, giá nhập khẩu từ các nguồn cung này có thể sẽ đắt đỏ.
Trong khi đó, các thương lái cho biết trong vòng một tuần sau khi lệnh cấm được thực thi, giá hành trong nước của Ấn Độ đã giảm 20% do đến vụ thu hoạch mới.
Trước đó, New Delhi cũng đã hạn chế xuất khẩu gạo, đường và lúa mỳ./.
Nguồn: vietnamplus.vn

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716071387