Chính sách, giải pháp công nghệ phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam
Thứ sáu, 15-12-2023AsemconnectVietnam - Diễn đàn “Chính sách, giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời, điện gió tại Việt Nam” là cơ hội đánh giá nguyên nhân, hiện trạng và tìm cơ chế chính sách cho năng lượng tái tạo.
Chiều 14/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Công Thương cùng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam lần thứ 6, năm 2023 với chủ đề “Chính sách, giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam.”
Diễn đàn là cơ hội các bên đánh giá nguyên nhân, hiện trạng và tìm cơ chế chính sách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lĩnh vực năng lượng tái tạo nhằm phổ biến, thực hiện hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, chuyển giao, phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.
Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Trần Thị Hồng Lan cho biết từ sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã có nhiều hành động cụ thể, triển khai quyết liệt các hành động một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu này.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã công bố những hành động Việt Nam đã và đang triển khai trong khuôn khổ Hội nghị COP28 tại Dubai, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Theo đó, Chính phủ đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chiến lược biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cũng có nội dung xác định ưu tiên nguồn lực và có cơ chế chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, trong đó có công nghiệp năng lượng; khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Dự án điện gió đã đi vào vận hành tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Nhờ những chính sách và hành động mạnh mẽ trên, Việt Nam đã trở thành thị trường sôi động bậc nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và dẫn đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực phát triển điện gió và điện mặt trời. Tính đến cuối năm ngoái, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt 79.250MW, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đạt khoảng 20.165MW, chiếm tỷ trọng 25,4%.
Theo bà Trần Thị Hồng Lan cho rằng tỷ lệ nội địa hóa chuỗi cung ứng cũng như sự tham gia sâu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) còn thấp. Dữ liệu thống kê, các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn nhập khẩu gần như 90% thiết bị từ Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
“Việc chậm nội địa hóa sản xuất thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam một phần do còn thiếu năng lực đánh giá, phát triển dự án, cơ sở hạ tầng kém và phụ thuộc vào nước ngoài. Bên cạnh đó, năng lực công nghệ, trình độ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, chính sách và cơ chế hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ cho điện tái tạo còn thiếu hoặc chưa đủ mạnh,” bà Trần Thị Hồng Lan cho hay.
Diễn đàn sẽ góp phần nâng cao tính lan tỏa, xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ năng lượng và đưa lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng thành một trong những lĩnh vực có đóng góp ngày càng hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với đó, Diễn đàn thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tăng cường chuyển giao công nghệ có hàm lượng tri thức cao, nguồn vốn từ các đối tác quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Công ty TNHH điện mặt trời Trung Nam-Thuận Nam. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Chia sẻ tại sự kiện, ông Simon Kreye, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức, cho biết vấn đề chuyển dịch năng lượng đang là nội dung được quan tâm. Đức tiếp tục là đối tác của các quốc gia đang phát triển, quốc gia có nền kinh tế mới nổi về hợp tác năng lượng và chuyển dịch năng lượng.
Việt Nam và Đức cũng triển khai lĩnh vực hợp tác này trong nhiều năm qua, trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng ưu tiên trong hợp tác giữa Chính phủ hai nước. Chính phủ Đức cũng có những hỗ trợ trong lĩnh vực hydro xanh, điện gió ngoài khơi nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cũng như trung hòa carbon.
Ông Simon Kreye cũng cho rằng hàm lượng nội địa hóa đóng vai trò quan trọng để có thể giúp cắt giảm chi phí phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, những nội dung được đề cập tại Diễn đàn rất phù hợp; giúp trao quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm điện gió và điện mặt trời.
Diễn đàn gồm hai phiên: nội địa hóa công nghệ trong phát triển năng lượng tái tạo; thực trạng và giải pháp thúc đẩy nội địa hóa công nghệ trong phát triển năng lượng điện gió, mặt trời.
Các đại biểu đã bàn thảo các nội dung về hiện trạng phát triển năng lượng điện gió, mặt trời tại Việt Nam; tiềm năng nội địa hóa trong phát triển ngành năng lượng điện gió và điện mặt trời; chính sách khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển công nghệ điện gió, điện mặt trời; chính sách nâng cao năng lực nội địa hóa cho lĩnh vực điện gió, điện mặt trời.../.
Nguồn: vietnamplus.vn
Chính thức giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 30/6/2024
Thêm gần 70 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
06 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/12/2023
Quy trình hoàn thuế GTGT mới nhất 2024
Đề xuất hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/01/2024 đến 30/6/2024
Tổng hợp văn bản về cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27
Chính sách BHXH, lương hưu có hiệu lực từ 01/01/2024
Hàng hóa dịch vụ được giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 101
Nghị quyết 42-NQ/TW: Sửa đổi chính sách BHXH một lần phù hợp với thực tiễn, gắn với an sinh xã hội
06 quyết sách quan trọng của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6
04 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 05/12/2024
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 12/2023
Từ 01/7/2024, sẽ áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù
Lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 104/2023/QH15
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...