IFC và WTO sẽ tài trợ thúc đẩy thương mại hàng hóa khu vực Mekong
Thứ năm, 14-12-2023AsemconnectVietnam - Báo cáo chung của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết sẽ tăng cường tài trợ để giúp gia tăng thương mại hàng hóa khu vực Mekong thêm 58 tỷ USD mỗi năm
Thông báo được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố ngày 13/12 cho thấy việc cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, Campuchia và Lào tăng thêm 9%. Điều này đồng nghĩa với việc tổng giá trị thương mại hàng hóa của cả ba quốc gia cộng lại có thể tăng thêm tới hơn 58 tỷ USD mỗi năm.
Đây là nghiên cứu thứ hai trong loạt khảo sát về tài trợ thương mại ở các khu vực, tiếp sau khảo sát về Tây Phi. Nghiên cứu phân tích hệ sinh thái tài trợ thương mại tại một khu vực địa lý và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách để các nhà xuất nhập khẩu có thể tham gia tích cực hơn vào thương mại quốc tế với sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các tổ chức tài chính. Báo cáo cho biết việc tăng cường độ bao phủ thậm chí còn quan trọng hơn việc giảm chi phí tài trợ thương mại.
Diễn đàn Mekong Connect 2023, với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững,” diễn ra từ 15-16/11 tới.
Hiện nay, tăng trưởng thương mại ở khu vực Mekong không đồng đều. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu vượt xa các chuỗi cung ứng trong nước. Nghiên cứu trên nhấn thấy việc tài trợ thương mại trong nước hiếm khi được sử dụng thêm vào đó còn có chi phí cao, phân tán và quá đơn giản. Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước và con số này là dưới 3% ở Campuchia và Lào. Theo các nhà xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là một trong những lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng.
Ông Makhtar Diop, Giám đốc Điều hành IFC chia sẻ: “Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh biến đổi của tài trợ thương mại đối với các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng cần có sự phối hợp hành động giữa các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế để giải quyết những hạn chế trong hoạt động tài trợ thương mại và khai thác đầy đủ tiềm năng của công cụ này đối với các thị trường mới nổi.”
Báo cáo trên cũng khuyến cáo phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Để làm được điều này, cần hoàn thiện các khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của ngân hàng trung ương và khung trách nhiệm giải trình. Báo cáo đưa ra kiến nghị cần nâng cao nhận thức về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhà cung cấp địa phương.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết nghiên cứu chung đã cho thấy việc thu hẹp khoảng cách trong khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý sẽ thúc đẩy đáng kể các dòng chảy thương mại, giúp tạo việc làm, giảm nghèo và hỗ trợ mở rộng nguồn cung các mặt hàng quan trọng như thực phẩm và thuốc men.
Theo bà Ngozi Okonjo-Iweala, báo cáo mới cung cấp những phân tích sâu sắc cho các Chính phủ, các tổ chức tài chính và các nhà xuất nhập khẩu để xác định rõ hơn những cơ hội từ tài trợ thương mại mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy thương mại, tăng trưởng, và cải thiện sinh kế cho người dân.
Cụ thể, IFC và WTO đã khảo sát các ngân hàng đang hoạt động tại ba quốc gia, cũng như hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Phân tích này xem xét tác động tổng hợp của việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng thêm 20 điểm phần trăm và giảm chi phí tài trợ xuống mức chuẩn quốc tế.
Trong năm tài chính 2023, IFC đã cam kết đầu tư lên đến 43,7 tỷ USD cho các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức tài chính ở những nước đang phát triển, nhằm tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân để chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực và thúc đẩy sự thịnh vượng chung khi các nền kinh tế phải đối mặt với tác động của các cuộc khủng hoảng kép toàn cầu./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/ifc-va-wto-se-tai-tro-thuc-day-thuong-mai-hang-hoa-khu-vuc-mekong-post915561.vnp
Đây là nghiên cứu thứ hai trong loạt khảo sát về tài trợ thương mại ở các khu vực, tiếp sau khảo sát về Tây Phi. Nghiên cứu phân tích hệ sinh thái tài trợ thương mại tại một khu vực địa lý và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách để các nhà xuất nhập khẩu có thể tham gia tích cực hơn vào thương mại quốc tế với sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các tổ chức tài chính. Báo cáo cho biết việc tăng cường độ bao phủ thậm chí còn quan trọng hơn việc giảm chi phí tài trợ thương mại.
Diễn đàn Mekong Connect 2023, với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững,” diễn ra từ 15-16/11 tới.
Hiện nay, tăng trưởng thương mại ở khu vực Mekong không đồng đều. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu vượt xa các chuỗi cung ứng trong nước. Nghiên cứu trên nhấn thấy việc tài trợ thương mại trong nước hiếm khi được sử dụng thêm vào đó còn có chi phí cao, phân tán và quá đơn giản. Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước và con số này là dưới 3% ở Campuchia và Lào. Theo các nhà xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là một trong những lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng.
Ông Makhtar Diop, Giám đốc Điều hành IFC chia sẻ: “Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh biến đổi của tài trợ thương mại đối với các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng cần có sự phối hợp hành động giữa các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế để giải quyết những hạn chế trong hoạt động tài trợ thương mại và khai thác đầy đủ tiềm năng của công cụ này đối với các thị trường mới nổi.”
Báo cáo trên cũng khuyến cáo phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Để làm được điều này, cần hoàn thiện các khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của ngân hàng trung ương và khung trách nhiệm giải trình. Báo cáo đưa ra kiến nghị cần nâng cao nhận thức về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhà cung cấp địa phương.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết nghiên cứu chung đã cho thấy việc thu hẹp khoảng cách trong khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý sẽ thúc đẩy đáng kể các dòng chảy thương mại, giúp tạo việc làm, giảm nghèo và hỗ trợ mở rộng nguồn cung các mặt hàng quan trọng như thực phẩm và thuốc men.
Theo bà Ngozi Okonjo-Iweala, báo cáo mới cung cấp những phân tích sâu sắc cho các Chính phủ, các tổ chức tài chính và các nhà xuất nhập khẩu để xác định rõ hơn những cơ hội từ tài trợ thương mại mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy thương mại, tăng trưởng, và cải thiện sinh kế cho người dân.
Cụ thể, IFC và WTO đã khảo sát các ngân hàng đang hoạt động tại ba quốc gia, cũng như hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Phân tích này xem xét tác động tổng hợp của việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng thêm 20 điểm phần trăm và giảm chi phí tài trợ xuống mức chuẩn quốc tế.
Trong năm tài chính 2023, IFC đã cam kết đầu tư lên đến 43,7 tỷ USD cho các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức tài chính ở những nước đang phát triển, nhằm tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân để chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực và thúc đẩy sự thịnh vượng chung khi các nền kinh tế phải đối mặt với tác động của các cuộc khủng hoảng kép toàn cầu./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/ifc-va-wto-se-tai-tro-thuc-day-thuong-mai-hang-hoa-khu-vuc-mekong-post915561.vnp
Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
MERCOSUR kết nạp Bolivia làm thành viên chính thức thứ 5
Tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội phát triển với Nhật Bản
Bắc Giang thúc đẩy giao lưu, hợp tác với tỉnh Chungcheongnam của Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
Ấn Độ bắt đầu rà soát về lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam
Cam kết trong các FTA tác động tích cực tới lĩnh vực Thương mại điện tử
Đà Nẵng mong muốn ADB tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực
Nhận diện các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh
Triển lãm quốc tế lần 2 về thực phẩm, đồ uống
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường kết nối các doanh nghiêp Việt Nam-Lào-Thái Lan-Campuchia-Myanmar
Thỏa thuận Xanh EU: Doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhận biết lạc quan để ứng phó
Chủ tịch nước dự đối thoại nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và khách mời
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...