COP28: Nóng tranh luận về vấn đề tương lai của nhiên liệu hóa thạch
Thứ hai, 11-12-2023AsemconnectVietnam - Ít nhất 80 quốc gia lên tiếng yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi một số nước phản đối đưa cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vào thỏa thuận của COP28.
Các cuộc thảo luận về tương lai của nhiên liệu hóa thạch nóng lên tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên Tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 9/12.
Tại các cuộc đàm phán, một số quốc gia phản đối đưa cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vào thỏa thuận của COP28 về khí hậu.
Giới quan sát Hội nghị cho biết Saudi Arabia và Nga cho rằng trọng tâm của COP28 chỉ tập trung vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà không đề cập đến nguyên nhân do nhiên liệu hóa thạch gây ra.
Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, chưa xác nhận rõ việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, song ủng hộ lời kêu gọi thúc đẩy hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo. Trong khi đó, ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu một thỏa thuận của COP28 về việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các cuộc tranh luận cũng nóng lên sau khi có thông tin đầu tuần này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã gửi thư hối thúc các nước thành viên và những nước đồng minh sản xuất dầu mỏ phản đối việc đề cập nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng đạt được khi kết thúc COP28.
Nội dung thư cảnh báo “sức ép quá mức và không tương xứng đối với nhiên liệu hóa thạch có thể đạt đến mức tới hạn” trong các cuộc đàm phán này.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais từ chối bình luận về bức thư trên, song khẳng định OPEC muốn hội nghị duy trì trọng tâm vào mục tiêu giảm khí thải khiến Trái Đất nóng lên.
Ông nhấn mạnh thế giới cần đầu tư mạnh vào tất cả nguồn năng lượng, trong đó có hydrocarbon, và “quá trình chuyển đổi năng lượng phải hợp lý, cân bằng và toàn diện.” Đây là lần đầu tiên Tổng Thư ký OPEC lên tiếng về các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc thông qua bức thư trên.
Một số nước như Pháp, Tây Ban Nha bày tỏ phản đối mạnh trong khi các nước khác như Iraq ủng hộ quan điểm của OPEC.
Đặc biệt, những nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu cảnh báo việc phản đối đề cập đến nhiên liệu hóa thạch tại COP28 sẽ đe dọa đến toàn thế giới.
Trong một tuyên bố, bà Tina Stege, đặc phái viên khí hậu của Quần đảo Marshall, cho rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ gây rủi ro lớn cho tương lai và sự thịnh vượng của toàn bộ người dân trên Trái Đất, trong đó có công dân các nước OPEC.
Đề xuất giảm dần hoặc loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu.
Bản dự thảo mới nhất được công bố ngày 8/12 cho thấy các nước đang cân nhắc một loạt lựa chọn từ việc nhất trí loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trên cơ sở trình độ khoa học tốt nhất hiện có, loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch cho đến việc không đề cập đến sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
Đây là vấn đề mà các đại biểu từ gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang nỗ lực tìm tiếng nói chung tại COP28. Về mặt lý thuyết, một thỏa thuận sẽ được hoàn tất vào ngày 12/12 - ngày họp cuối cùng của Hội nghị./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nga và Saudi Arabia tuyên bố tiếp tục hợp tác trong OPEC+
Mỹ: Thị trường thịt lợn ngày càng suy yếu do nguồn cung dư thừa
Mỹ: Các nhà sản xuất hydro có thể nhận hàng tỷ USD tiền trợ cấp
Các nước G7 hạn chế nhập khẩu kim cương của Nga kể từ năm 2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 8/12: Giá dầu cọ giảm phiên thứ 5 liên tiếp
Thị trường hàng hóa châu Á háo hức chờ đợi số liệu việc làm của Mỹ
Liên minh châu Âu nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng cao kỷ lục từ Nga
Thị trường nông sản thế giới ngày 7/12: Giá đường thô cao nhất 5 tháng
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 7/12: Giá đồng giảm phiên thứ 3 liên tiếp
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 6/12: Giá đồng thấp nhất trong 2 tuần
Thị trường nông sản thế giới ngày 6/12: Giá lúa mì tăng 6 phiên liên tiếp
Ukraine xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn hàng hóa qua hành lang trên Biển Đen
Chính quyền Mỹ hạn chế các công ty Trung Quốc giành tín dụng thuế cho xe điện
Indonesia dự kiến sản xuất 10 triệu tấn gạo trong vụ thu hoạch cao điểm vào năm 2024
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...