Ấn Độ bắt đầu rà soát về lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam
Thứ hai, 4-12-2023AsemconnectVietnam - Ngày 28/11, phía Ấn Độ gửi câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất, xuất khẩu và các bên liên quan trong vụ việc rà soát hoàng hôn lệnh áp thuế trợ cấp đối với ống thép hàn không gỉ của Việt Nam.
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Cục đã nhận được thông tin từ Tổng vụ Phòng vệ Thương mại Ấn Độ (DGTR) chính thức ban hành bản câu hỏi điều tra trong vụ việc rà soát hoàng hôn lệnh áp thuế trợ cấp đối với ống thép hàn không gỉ của Trung Quốc và Việt Nam.
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, rà soát hoàng hôn là rà soát được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát (nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).
Lệnh áp thuế này đã được Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành và có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 17/9/2019.
Hàng hóa bị rà soát là ống thép hàn không gỉ thuộc các mã HS: 7306 40 00, 7306 61 00; 7306 69 00, 7304 11 10, 7304 11 90, 7304 41 00, 7304 51 10, 7304 90 00, 7305 11 29, 7305 90 99, 7306 11 00, 7306 21 00, 7306 29 19, 7306 30 90, 7306 50 00, 7306 90 11, 7306 90 19, 7 306 90 90. Mã HS không giới hạn phạm vi sản phẩm bị rà soát.
Quy định tại Mục 9(6) Đạo luật Thuế quan 1975 và các quy định pháp luật về chống trợ cấp liên quan khác của Ấn Độ nêu rõ sau 5 năm áp dụng, trên cơ sở đề nghị của đại diện ngành sản xuất nội địa, DGTR phải tiến hành rà soát hoàng hôn để xem xét sự cần thiết của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc xem xét khả năng tái diễn hành vi trợ cấp hoặc thiệt hại của ngành sản xuất nội địa nếu chấm dứt biện pháp.
Cũng theo Cục Phòng vệ Thương mại, vụ việc khởi khởi xướng điều tra vào ngày 30/9/2023.
Ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất, xuất khẩu và các bên liên quan là 28/11/2023.
Theo thời hạn, các bên liên quan có thể nộp ý kiến các đề nghị bảo mật của nguyên đơn trong Hồ sơ yêu cầu trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Cùng đó, nộp ý kiến về đơn kiện, về phạm vi hàng hóa bị điều tra và đề xuất PCN (mã số quản lý sản phẩm) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Ngoài ra, các bên nộp bản trả lời câu hỏi điều tra, thông tin liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Thời kỳ điều tra bắt đầu từ 1/4/2022-31/3/2023. Đối với nội dung về thiệt hại, thời kỳ điều tra sẽ bao gồm thêm 3 kỳ tài chính gần nhất là 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022.
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ các tài liệu, thông tin liên quan tới vụ việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR; đăng ký làm bên liên quan, trả lời bản câu hỏi điều tra đúng thời hạn và thể thức.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải thường xuyên liên hệ với Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được thông tin và hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ Thương mại cũng lưu ý các bên liên quan liên lạc và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra và/hoặc các thông tin cần thiết tới Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ qua địa chỉ email: adg14-dgtr@gov.in, adv13-dgtr@gov.in; dd11-dgtr@gov.in; và dd16-dgtr@gov.in./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/an-do-bat-dau-ra-soat-ve-lenh-ap-thue-tro-cap-ong-thep-han-khong-gi-viet-nam-post911448.vnp
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, rà soát hoàng hôn là rà soát được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát (nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).
Lệnh áp thuế này đã được Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành và có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 17/9/2019.
Hàng hóa bị rà soát là ống thép hàn không gỉ thuộc các mã HS: 7306 40 00, 7306 61 00; 7306 69 00, 7304 11 10, 7304 11 90, 7304 41 00, 7304 51 10, 7304 90 00, 7305 11 29, 7305 90 99, 7306 11 00, 7306 21 00, 7306 29 19, 7306 30 90, 7306 50 00, 7306 90 11, 7306 90 19, 7 306 90 90. Mã HS không giới hạn phạm vi sản phẩm bị rà soát.
Quy định tại Mục 9(6) Đạo luật Thuế quan 1975 và các quy định pháp luật về chống trợ cấp liên quan khác của Ấn Độ nêu rõ sau 5 năm áp dụng, trên cơ sở đề nghị của đại diện ngành sản xuất nội địa, DGTR phải tiến hành rà soát hoàng hôn để xem xét sự cần thiết của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc xem xét khả năng tái diễn hành vi trợ cấp hoặc thiệt hại của ngành sản xuất nội địa nếu chấm dứt biện pháp.
Cũng theo Cục Phòng vệ Thương mại, vụ việc khởi khởi xướng điều tra vào ngày 30/9/2023.
Ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất, xuất khẩu và các bên liên quan là 28/11/2023.
Theo thời hạn, các bên liên quan có thể nộp ý kiến các đề nghị bảo mật của nguyên đơn trong Hồ sơ yêu cầu trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Cùng đó, nộp ý kiến về đơn kiện, về phạm vi hàng hóa bị điều tra và đề xuất PCN (mã số quản lý sản phẩm) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Ngoài ra, các bên nộp bản trả lời câu hỏi điều tra, thông tin liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày DGTR chính thức gửi bản câu hỏi điều tra.
Thời kỳ điều tra bắt đầu từ 1/4/2022-31/3/2023. Đối với nội dung về thiệt hại, thời kỳ điều tra sẽ bao gồm thêm 3 kỳ tài chính gần nhất là 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022.
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ các tài liệu, thông tin liên quan tới vụ việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR; đăng ký làm bên liên quan, trả lời bản câu hỏi điều tra đúng thời hạn và thể thức.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải thường xuyên liên hệ với Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được thông tin và hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ Thương mại cũng lưu ý các bên liên quan liên lạc và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra và/hoặc các thông tin cần thiết tới Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ qua địa chỉ email: adg14-dgtr@gov.in, adv13-dgtr@gov.in; dd11-dgtr@gov.in; và dd16-dgtr@gov.in./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/an-do-bat-dau-ra-soat-ve-lenh-ap-thue-tro-cap-ong-thep-han-khong-gi-viet-nam-post911448.vnp
Đà Nẵng mong muốn ADB tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực
Nhận diện các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh
Triển lãm quốc tế lần 2 về thực phẩm, đồ uống
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường kết nối các doanh nghiêp Việt Nam-Lào-Thái Lan-Campuchia-Myanmar
Thỏa thuận Xanh EU: Doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhận biết lạc quan để ứng phó
Chủ tịch nước dự đối thoại nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và khách mời
Pháp hỗ trợ Việt Nam thích ứng và tận dụng hơn nữa lợi thế của Hiệp định EVFTA
Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Khai mạc Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ X
Hiệp định VN-EAEUFTA cần sớm được nghiên cứu khả thi để sửa đổi và nâng cấp
Nhật Bản mong muốn tăng cường đầu tư tại các địa phương Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khai thác lợi thế FTA để thúc đẩy xuất khẩu
Cần Thơ thúc đẩy hợp tác sản xuất công nghiệp quy mô lớn với Hàn Quốc
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...