S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới
Thứ sáu, 1-12-2023AsemconnectVietnam - Theo S&P Global, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ Trung Quốc sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
S&P Global cho biết, GDP của Ấn Độ cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 được dự đoán sẽ đạt 6,4% - cao hơn dự báo 6% trước đó. Nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong ba năm tới, dẫn đầu tăng trưởng trong khu vực.
S&P cho rằng sự thay đổi này là do sự gia tăng tiêu dùng nội địa của Ấn Độ đã cân bằng lạm phát lương thực cao và hoạt động xuất khẩu kém.
Tương tự, các thị trường mới nổi khác như Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP tích cực trong năm nay và năm tới nhờ vào nhu cầu nội địa mạnh mẽ.
S&P Global cũng hạ triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ xuống 6,5% trong năm tài chính 2025 - giảm so với dự đoán 6,9% trước đó, nhưng dự kiến tăng trưởng GDP sẽ tăng lên 7% trong năm tài chính 2026.
Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt 5,4% vào năm 2023, cao hơn 0,6% so với dự báo trước đó của S&P, trong khi tăng trưởng vào năm 2024 dự kiến là 4,6% - cao hơn so với dự báo 4,4% trước đó.
S&P cho biết trong báo cáo: “Việc Trung Quốc gần đây phê duyệt phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ và trợ cấp cho chính quyền địa phương để giải quyết một phần hạn ngạch trái phiếu năm 2024, đã góp phần vào dự báo tăng trưởng GDP thực tế của chúng tôi”.
Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo rằng tình trạng bất ổn trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với nền kinh tế nước này.
Eunice Tan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tín dụng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại S&P Global cho biết: “Nhu cầu về bất động sản mới vẫn mờ nhạt, ảnh hưởng đến dòng tiền và doanh số bán đất của các nhà phát triển bất động sản”.
“Trong bối cảnh thanh khoản bị hạn chế, các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV) mắc nợ cao có thể khiến căng thẳng tín dụng gia tăng và ảnh hưởng đến vị thế vốn của các ngân hàng Trung Quốc”, nhà phân tích Eunice Tan cho biết.
Bất chấp sự lạc quan của S&P ở châu Á-Thái Bình Dương, những cú sốc năng lượng từ xung đột Israel-Hamas và nguy cơ nền kinh tế Mỹ hạ cánh khó khăn đã khiến cơ quan xếp hạng tín nhiệm này hạ dự báo cho khu vực (trừ Trung Quốc) vào năm tới xuống 4,2% từ 4,4%.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm 7,8% trong 10 tháng đầu năm 2023
Nền kinh tế Hà Lan vẫn mắc kẹt trong suy thoái
Tin tốt cho Ngân hàng Anh khi lạm phát dịch vụ giảm hơn dự kiến
Xuất khẩu của Indonesia giảm ít hơn dự kiến
Triển vọng lạm phát không chắc chắn của Ba Lan khi giá hàng hóa giảm mạnh
Lạm phát của Anh giảm mạnh trong tháng 10/2023
Áp lực lạm phát giá năng lượng giảm hỗ trợ kinh tế Mỹ
Xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi kinh tế Trung Quốc và toàn cầu nguy cơ suy thoái
Lạm phát tiêu dùng của Mỹ giảm
Hàn Quốc: Xuất khẩu phục hồi lần đầu tiên sau 13 tháng
Lạm phát của Ý giảm mạnh do hiệu ứng cơ sở thuận lợi
Lạm phát khu vực Eurozone giảm mạnh
Kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 3/2023 nhờ nhu cầu trong nước
Chỉ số giá bán buôn tháng 10/2023 của Ấn Độ giảm 0,52% so với cùng kỳ
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...