Đà Nẵng mong muốn ADB tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực
Thứ năm, 30-11-2023AsemconnectVietnam - Thành phố Đà Nẵng mong muốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố các khoản vay ODA do Chính phủ bảo lãnh để địa phương tập trung phát triển kinh tế - xã hội trở thành đô thị lớn, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đẳng cấp khu vực châu Á.
Đây là thông tin được nêu ra tại buổi tiếp và làm việc của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng với ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc ADB tại Việt Nam diễn ra ngày 28/11.
Tại đây, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc ADB tại Việt Nam đánh giá, Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động và hiện đại. Đây là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Mục tiêu sắp tới của ADB là hỗ trợ thành phố Đà Nẵng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển tăng trưởng kinh tế xanh.
Ngày 29/11, tại thành phố Đà Nẵng, ADB phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo về “Tư duy tương lai và tầm nhìn xa”. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho rằng, thời gian qua, hai bên có mối quan hệ hợp tác rất tốt đẹp và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Việc tăng cường sự hợp tác này đánh dấu quá trình 30 năm hợp tác giữa ADB với Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định, Đà Nẵng được xác định là hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... Công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.
Thời gian qua, ADB đã hỗ trợ Đà Nẵng một số dự án như: Dự án Hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết rủi ro thiên tai thông qua cải thiện chỉ số và quản lý sử dụng đất; xây dựng dự án tiền khả thi di dời ga đường sắt Đà Nẵng; Hỗ trợ các chương trình thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung cấp dịch vụ công bằng những dự án theo hình thức hợp tác đối tác công-tư (PPP)...
Trên cơ sở quan hệ hợp tác với ADB thời gian qua, ông Hồ Kỳ Minh đề nghị Giám đốc ADB tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố trong một số lĩnh vực như: các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; tài trợ dự án về biến đổi khí hậu, quản lý giảm thiểu rủi ro thiên nhiên; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh: “Đà Nẵng rất mong muốn ADB tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố những vấn đề liên quan đến các khoản vay là rất cần thiết. Các khoản vay ODA với lãi suất ưu đã được chính phủ bảo lãnh. Đà Nẵng là một trong những địa phương sẽ bị tác động rất lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, những vấn đề về nghiên cứu các dự án cũng như việc đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội vừa để phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu, rất là cần thiết”.
Nguồn: vov.vn/kinh-te/da-nang-mong-muon-adb-tiep-tuc-hop-tac-ho-tro-tren-nhieu-linh-vuc-post1062196.vov
Tại đây, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc ADB tại Việt Nam đánh giá, Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động và hiện đại. Đây là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Mục tiêu sắp tới của ADB là hỗ trợ thành phố Đà Nẵng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển tăng trưởng kinh tế xanh.
Ngày 29/11, tại thành phố Đà Nẵng, ADB phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo về “Tư duy tương lai và tầm nhìn xa”. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho rằng, thời gian qua, hai bên có mối quan hệ hợp tác rất tốt đẹp và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Việc tăng cường sự hợp tác này đánh dấu quá trình 30 năm hợp tác giữa ADB với Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định, Đà Nẵng được xác định là hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... Công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.
Thời gian qua, ADB đã hỗ trợ Đà Nẵng một số dự án như: Dự án Hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết rủi ro thiên tai thông qua cải thiện chỉ số và quản lý sử dụng đất; xây dựng dự án tiền khả thi di dời ga đường sắt Đà Nẵng; Hỗ trợ các chương trình thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung cấp dịch vụ công bằng những dự án theo hình thức hợp tác đối tác công-tư (PPP)...
Trên cơ sở quan hệ hợp tác với ADB thời gian qua, ông Hồ Kỳ Minh đề nghị Giám đốc ADB tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố trong một số lĩnh vực như: các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; tài trợ dự án về biến đổi khí hậu, quản lý giảm thiểu rủi ro thiên nhiên; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh: “Đà Nẵng rất mong muốn ADB tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố những vấn đề liên quan đến các khoản vay là rất cần thiết. Các khoản vay ODA với lãi suất ưu đã được chính phủ bảo lãnh. Đà Nẵng là một trong những địa phương sẽ bị tác động rất lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, những vấn đề về nghiên cứu các dự án cũng như việc đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội vừa để phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu, rất là cần thiết”.
Nguồn: vov.vn/kinh-te/da-nang-mong-muon-adb-tiep-tuc-hop-tac-ho-tro-tren-nhieu-linh-vuc-post1062196.vov
Triển lãm quốc tế lần 2 về thực phẩm, đồ uống
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường kết nối các doanh nghiêp Việt Nam-Lào-Thái Lan-Campuchia-Myanmar
Thỏa thuận Xanh EU: Doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhận biết lạc quan để ứng phó
Chủ tịch nước dự đối thoại nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và khách mời
Pháp hỗ trợ Việt Nam thích ứng và tận dụng hơn nữa lợi thế của Hiệp định EVFTA
Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Khai mạc Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ X
Hiệp định VN-EAEUFTA cần sớm được nghiên cứu khả thi để sửa đổi và nâng cấp
Nhật Bản mong muốn tăng cường đầu tư tại các địa phương Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khai thác lợi thế FTA để thúc đẩy xuất khẩu
Cần Thơ thúc đẩy hợp tác sản xuất công nghiệp quy mô lớn với Hàn Quốc
Chính quyền Montgomery của Hoa Kỳ muốn thúc đẩy hợp tác với Đồng Nai
Việt Nam tham dự Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 6
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...