Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài - Cột mốc quan trọng trong mở rộng hệ thống, đem cảng tới gần khách hàng. Giải pháp logistics hoàn thiện cho hàng hóa tại tỉnh Tây Ninh và khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
Thứ sáu, 24-11-2023AsemconnectVietnam - Thị trường giao thương giữa 2 quốc gia láng giềng Việt Nam - Campuchia đang cho thấy các dấu hiệu phát triển mạnh mẽ với các chỉ số tích cực trong 9 tháng đầu năm 2023. Tuy vậy cơ sở hạ tầng logistics tại cửa khẩu Mộc Bài vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của giao thương 2 quốc gia láng giềng. Là nhà khai thác cảng và đơn vị cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam , TCT Tân Cảng Sài Gòn luôn quan tâm mở rộng hệ thống kết nối, tạo thuận lợi cho khách hàng, hoàn chỉnh chuỗi cung ứng logistics toàn diện, tiết kiệm và bền vững cho doanh nghiệp khu vực tỉnh Tây Ninh nói riêng và doanh nghiệp giao thương 2 nước Việt Nam- Campuchia nói chung.
Mặt hàng giao thương giữa 2 quốc gia rất đa dạng, ở chiều CPC sang VN gồm lúa, gạo, cao su, hạt điều, sắn, ngô, chuối, xoài và tài nguyên thiên nhiên,... và ở chiều ngược lại là các mặt hàng: sắt thép, phân bón, xăng dầu và máy móc thiết bị. Các mặt hàng trên đều yêu cầu cao về chất lượng bảo quản bằng container, tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Một nhà máy sản xuất ở Khu kinh tế đặc biệt (Special Economic Zone - SEZ) thuộc Qilu Cambodia muốn xuất khẩu hàng qua cảng tại TP HCM sẽ cần phải mất tổng thời gian khoảng 12-14 tiếng cho việc lấy rỗng về đóng hàng, đóng hàng, vận chuyển container hạ hàng xuất tại Cảng khu vực TP HCM mà trong đó việc vận chuyển xa để lấy và trả rỗng là một trong những vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, việc phải đi xa qua nhiều tuyến đường hạn chế thời gian di chuyển xe container, ách tắc, kẹt xe, cửa khẩu đóng biên sau 22h và chất lượng container rỗng hạn chế khiến cho vận hành chuỗi cung ứng gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, việc thiếu điểm thông quan tập trung cho hàng quá cảnh làm cho thủ tục hải quan rườm rà, thiếu sự phối hợp giữa hải quan 2 nước. Các khó khăn nêu trên làm ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa của các đơn vị xuất khẩu ở phía CPC, trong khi các mặt hàng đều có yêu cầu cao về tốc độ cũng như chất lượng bảo quản.
Giải pháp Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài:
Là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác cảng và logistics, TCSG luôn đồng hành cùng các khách hàng, hãng tàu, không ngừng nỗ lực phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng cơ sở hạ tầng để đem đến cho khách hàng giải pháp logistics tối ưu nhất. Nhận thấy tiềm năng và các khó khăn của các doanh nghiệp khu vực biên giới VN - CPC, TCSG triển khai dự án Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài nằm trong khu kinh tế cửa khẩu cảng Mộc Bài, thuộc địa phận xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với tổng diện tích là 16,52 ha.
Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn với đầy đủ bộ phận: bãi container
, kho CFS, khu vực kiểm soát, bãi đỗ và lưu xe,... và trang thiết bị hiện đại gồm 3 cẩu RTG 6+1, 5 xe nâng hàng/rỗng, 50 xe đầu kéo/rơ mooc. Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài cung cấp đầy đủ các dịch vụ:
● Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK bằng container
● Kho tạm chứa hàng XNK và container
● Sửa chữa và bảo dưỡng container rỗng
● Giao nhận các hàng hóa khác (hàng rời, hàng bách hóa…)
● Gom và chia hàng lẻ đối với hàng chung chủ (hàng LCL) trong cùng container.
● Đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container
● Vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại
● Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container
Các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Tây Ninh và địa bàn lân cận, Doanh nghiệp giao thương hàng biên giới VN - CPC giờ đây có thể trả rỗng tại Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài (TCMB) và lượng rỗng trả về sẽ được sửa chữa, nâng cấp và tái sử dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tạo ra 1 chuỗi logistics tiết kiệm chi phí và thời gian. Các doanh nghiệp có nhu cầu đóng rút hàng rời và hàng lẻ giờ đây có một điểm tiếp nhận tập trung có bãi và kho hàng gần cửa khẩu. Thêm vào đó, container rỗng ở Cảng cạn TCMB sẽ giúp các nhà máy ở CPC chủ động hơn trong vận hành chuỗi cung ứng, giúp giải quyết được bài toán kẹt, neo xe ở nước bạn sau 22h hoặc 1 số tuyến đường ở VN bị hạn chế khung giờ. Qua đó tạo ra rút ngắn thời gian của quy trình, tạo ra chuỗi logistics toàn diện, tiết kiệm và bền vững.
Với vai trò là điểm thông quan tập trung, Doanh nghiệp giờ đây có thể hoàn tất thủ tục hải quan tại Cảng cạn TCMB, rút ngắn quy trình thông quan tại cửa khẩu và cảng biển, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành Hải quan giữa Việt Nam và Campuchia. Ngoài ra, khi các Hãng tàu mở code tại cảng cạn, khách hàng có thể mua cước biển kết hợp vận tải đa phương thức (đường biển và đường bộ) đến và đi trực tiếp từ Cảng cạn TCMB giúp đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Sự kiện khởi công Dự án Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài là dấu mốc quan trong của Tổng Cty TCSG trong mở rộng hệ thống, phát triển hệ sinh thái Tân Cảng Sài Gòn. Sự kiện cũng khẳng đinh vai trò tiên phong của TCT Tân Cảng Sài Gòn trong việc triển khai các giải pháp logistics toàn diện - tiết kiệm và bền vững cho Doanh nghiệp tại Tây Ninh và khu vực biên giới Việt Nam Campuchia nói riêng và Doanh nghiệp giao thương của cả 2 quốc gia nói chung. Sự kiện một lần nữa thể hiện phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng”, lấy khách hàng làm trung tâm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty, khẳng định sứ mệnh kêt nối lưu thông hàng hóa, vai trò và trách nhiệm của Tổng công ty TCSG- Doanh nghiệp 7 lần liên tiếp đạt thương hiệu Quốc gia và hai lần vinh dự được nhận danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS): Lợi nhuận 9 tháng vượt kế hoạch năm
Eximbank (EIB) đạt gần 307 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III/2023
Tập đoàn PAN (PAN): Lợi nhuận quý III/2023 tăng 35,8%, lên 192 tỷ đồng
9 tháng năm 2023, Masan (MSN) đạt doanh thu thuần 57.470 tỷ đồng
Giá dầu tăng, PV OIL (OIL) báo lãi 219,3 tỷ đồng trong quý III/2023
Viettel Global (VGI): Lợi nhuận quý III/2023 vượt 2.100 tỷ đồng
VNSteel (TVN) lỗ 172 tỷ đồng trong quý III/2023, hạ mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 của công ty mẹ xuống còn 1 tỷ đồng
9 tháng đầu năm 2023, Thép Pomina (POM) tiếp tục lỗ thêm 646,98 tỷ đồng và nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn hơn 4.199 tỷ đồng
KienlongBank (KLB): Quý III duy trì ổn định, kỳ vọng đạt mục tiêu kế hoạch cuối năm
Tracodi (TCD): Quý III/2023, Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 37% so với cùng kỳ
Kết thúc quý III/2023, GELEX (GEX) lãi lũy kế 1.388 tỷ đồng
OCB đạt gần 4.000 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2023
MB: Lợi nhuận 9 tháng tăng nhẹ, đạt 20.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 14%, thu hút thêm gần 4 triệu khách hàng mới
9 tháng đầu năm 2023, SHB hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm