Nhận diện các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh
Thứ sáu, 24-11-2023AsemconnectVietnam - Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh (CIEMB) 2023 với sự tham dự của các học giả trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
Hội thảo là diễn đàn tranh luận về các vấn đề đương đại của kinh tế, quản trị, kinh doanh, nhằm hỗ trợ cho các chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững toàn cầu.
Phát biểu khai mạc CIEMB 2023, GS. TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) cho biết, CIEMB là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng nhất của NEU hàng năm. Mục tiêu chính của hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị, Kinh doanh có cơ hội để trao đổi và trình bày các công trình nghiên cứu của mình.
Theo Ban tổ chức, hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Từ 152 bài nghiên cứu được gửi về, hội thảo đã lựa chọn 105 bài để đăng trong Kỷ yếu. Đây là những bài nghiên cứu của các học giả đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước, cũng như từ các quốc gia khác trên thế giới như: Australia, Czech, Canada, France, Hungary, India, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, South Africa, UK, Việt Nam.
Diễn ra trong 2 ngày 23-24/11, hội thảo có 22 phiên thảo luận ở đa dạng các lĩnh vực như kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kính doanh, kinh tế phát triển, kinh tế vĩ mô, marketing, khoa học công nghệ và kinh tế vi mô. Đây sẽ là cơ hội để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách chia sẻ những phát kiến mới nhất và xây dựng đối thoại về các nghiên cứu đang trong quá trình hoàn thiện.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã thảo luận về các chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh như: Xây dựng mô hình kinh tế Việt Nam; Fintech, tài chính toàn điện và nắm bắt kiến thức tài chính; Sự mong manh của tài chính sau đại dịch Covid-19: Bài học từ các nền kinh tế phát triển... Qua đó, cung cấp nền tảng cho các cuộc tranh luận về các vấn đề đương đại trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên; đồng thời, hỗ trợ cho chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu.
Các bài viết trong hội thảo sẽ có cơ hội được đăng trong các tạp chí đối tác thuộc danh mục ISI và Scopus.
"Chúng tôi sẽ có Ấn phẩm đặc biệt cho hội thảo ở các tạp chí đối tác: Thái Lan và Kinh tế Thế giới (Scopus) và Tạp chí Kinh tế và Phát triển (xuất bản bởi Emerald). Đặc biệt, từ những hiểu biết sâu rộng của các diễn giả và các nhà nghiên cứu, tôi tin rằng chúng ta sẽ có những kiến thức đầy đủ hơn trong các vấn đề đương đại về kinh tế, quản trị, và kinh doanh...", GS. TS Phạm Hồng Chương cho biết.
Nguồn: vov.vn/kinh-te/nhan-dien-cac-van-de-duong-dai-trong-kinh-te-quan-tri-va-kinh-doanh-post1061068.vov
Phát biểu khai mạc CIEMB 2023, GS. TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) cho biết, CIEMB là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng nhất của NEU hàng năm. Mục tiêu chính của hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị, Kinh doanh có cơ hội để trao đổi và trình bày các công trình nghiên cứu của mình.
Theo Ban tổ chức, hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Từ 152 bài nghiên cứu được gửi về, hội thảo đã lựa chọn 105 bài để đăng trong Kỷ yếu. Đây là những bài nghiên cứu của các học giả đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước, cũng như từ các quốc gia khác trên thế giới như: Australia, Czech, Canada, France, Hungary, India, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, South Africa, UK, Việt Nam.
Diễn ra trong 2 ngày 23-24/11, hội thảo có 22 phiên thảo luận ở đa dạng các lĩnh vực như kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kính doanh, kinh tế phát triển, kinh tế vĩ mô, marketing, khoa học công nghệ và kinh tế vi mô. Đây sẽ là cơ hội để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách chia sẻ những phát kiến mới nhất và xây dựng đối thoại về các nghiên cứu đang trong quá trình hoàn thiện.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã thảo luận về các chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh như: Xây dựng mô hình kinh tế Việt Nam; Fintech, tài chính toàn điện và nắm bắt kiến thức tài chính; Sự mong manh của tài chính sau đại dịch Covid-19: Bài học từ các nền kinh tế phát triển... Qua đó, cung cấp nền tảng cho các cuộc tranh luận về các vấn đề đương đại trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên; đồng thời, hỗ trợ cho chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu.
Các bài viết trong hội thảo sẽ có cơ hội được đăng trong các tạp chí đối tác thuộc danh mục ISI và Scopus.
"Chúng tôi sẽ có Ấn phẩm đặc biệt cho hội thảo ở các tạp chí đối tác: Thái Lan và Kinh tế Thế giới (Scopus) và Tạp chí Kinh tế và Phát triển (xuất bản bởi Emerald). Đặc biệt, từ những hiểu biết sâu rộng của các diễn giả và các nhà nghiên cứu, tôi tin rằng chúng ta sẽ có những kiến thức đầy đủ hơn trong các vấn đề đương đại về kinh tế, quản trị, và kinh doanh...", GS. TS Phạm Hồng Chương cho biết.
Nguồn: vov.vn/kinh-te/nhan-dien-cac-van-de-duong-dai-trong-kinh-te-quan-tri-va-kinh-doanh-post1061068.vov
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường kết nối các doanh nghiêp Việt Nam-Lào-Thái Lan-Campuchia-Myanmar
Thỏa thuận Xanh EU: Doanh nghiệp xuất khẩu tăng nhận biết lạc quan để ứng phó
Chủ tịch nước dự đối thoại nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và khách mời
Pháp hỗ trợ Việt Nam thích ứng và tận dụng hơn nữa lợi thế của Hiệp định EVFTA
Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Khai mạc Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ X
Hiệp định VN-EAEUFTA cần sớm được nghiên cứu khả thi để sửa đổi và nâng cấp
Nhật Bản mong muốn tăng cường đầu tư tại các địa phương Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khai thác lợi thế FTA để thúc đẩy xuất khẩu
Cần Thơ thúc đẩy hợp tác sản xuất công nghiệp quy mô lớn với Hàn Quốc
Chính quyền Montgomery của Hoa Kỳ muốn thúc đẩy hợp tác với Đồng Nai
Việt Nam tham dự Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 6
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhôm nhập từ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...