Chủ tịch nước dự đối thoại nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và khách mời
Thứ sáu, 17-11-2023AsemconnectVietnam - Trưa ngày 16/11 (theo giờ địa phương), đã diễn ra Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC với khách mời là Tổng thống Colombia Gustavo Petro, Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka và Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ Shri Piyush Goyal.
Phát biểu khai mạc, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định, với chủ đề "Bền vững, Khí hậu và chuyển đổi năng lượng công bằng", Đối thoại là dịp để các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC cùng với các khách mời trao đổi về các thách thức chung của khu vực và thế giới, thảo luận các sáng kiến, giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác, cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry đã báo cáo các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC bức tranh tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu cũng như tầm quan trọng của hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm khí thải, bảo vệ môi trường.
Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm lượng khí thải, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh. Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế chia sẻ những nỗ lực, giải pháp mà từng nền kinh tế đã và đang thực hiện để giải quyết các thách thức về môi trường, khí hậu; nhấn mạnh tầm quan trọng của các sáng kiến về huy động nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công - tư phục vụ chuyển đổi năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, bảo tồn đa dạng sinh học.
Là nhà lãnh đạo nền kinh tế đầu tiên của APEC phát biểu tại phần thảo luận của Đối thoại, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi quyết tâm, trách nhiệm chính trị cũng như sự đoàn kết của tất cả các nền kinh tế.
Chủ tịch nước chia sẻ quan điểm của Việt Nam coi ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên trong quyết sách phát triển quốc gia và cam kết mạnh mẽ về đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm phát thải mê-tan, bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ hoàn thiện thể chế đến triển khai trong thực tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị APEC và các đối tác đẩy mạnh chương trình hợp tác về năng lượng tái tạo và xanh hoá các ngành công nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái và phục hồi tài nguyên; an sinh xã hội và chuyển đổi công bằng.
Chủ tịch nước cũng kêu gọi các nước phát triển, các đối tác quốc tế tăng cường chia sẻ thành quả khoa học - công nghệ, đóng góp tài chính, khẩn trương đưa Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vào hoạt động để hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống tài chính toàn cầu cần nâng cao khả năng cung cấp tài chính xanh và huy động hiệu quả nguồn lực từ khu vực tư nhân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh đây là thời điểm tất cả các nền kinh tế cần hiện thực hóa các cam kết lịch sử đã đưa ra để bảo vệ trái đất và tương lai của các thế hệ mai sau.
Các nhà Lãnh đạo đánh giá cao phát biểu của Chủ tịch nước, hoan nghênh những đề xuất thiết thực và ủng hộ nỗ lực của Việt Nam hướng tới thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi năng lượng.
Trước khi diễn ra cuộc Đối thoại, Chủ tịch nước đã có các cuộc trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhằm tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác và trao đổi những vấn đề cùng quan tâm.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự phiên khai mạc Đối thoại giữa các giữa các nhà Lãnh đạo APEC với các thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Đây là hoạt động thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC để các nhà Lãnh đạo APEC có những trao đổi thẳng thắn, thực chất và lắng nghe những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khu vực.
Nguồn: vov.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-nha-lanh-dao-cac-nen-kinh-te-apec-va-khach-moi-post1059809.vov
Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry đã báo cáo các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC bức tranh tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu cũng như tầm quan trọng của hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm khí thải, bảo vệ môi trường.
Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm lượng khí thải, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh. Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế chia sẻ những nỗ lực, giải pháp mà từng nền kinh tế đã và đang thực hiện để giải quyết các thách thức về môi trường, khí hậu; nhấn mạnh tầm quan trọng của các sáng kiến về huy động nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công - tư phục vụ chuyển đổi năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, bảo tồn đa dạng sinh học.
Là nhà lãnh đạo nền kinh tế đầu tiên của APEC phát biểu tại phần thảo luận của Đối thoại, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi quyết tâm, trách nhiệm chính trị cũng như sự đoàn kết của tất cả các nền kinh tế.
Chủ tịch nước chia sẻ quan điểm của Việt Nam coi ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên trong quyết sách phát triển quốc gia và cam kết mạnh mẽ về đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm phát thải mê-tan, bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ hoàn thiện thể chế đến triển khai trong thực tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị APEC và các đối tác đẩy mạnh chương trình hợp tác về năng lượng tái tạo và xanh hoá các ngành công nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái và phục hồi tài nguyên; an sinh xã hội và chuyển đổi công bằng.
Chủ tịch nước cũng kêu gọi các nước phát triển, các đối tác quốc tế tăng cường chia sẻ thành quả khoa học - công nghệ, đóng góp tài chính, khẩn trương đưa Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vào hoạt động để hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống tài chính toàn cầu cần nâng cao khả năng cung cấp tài chính xanh và huy động hiệu quả nguồn lực từ khu vực tư nhân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh đây là thời điểm tất cả các nền kinh tế cần hiện thực hóa các cam kết lịch sử đã đưa ra để bảo vệ trái đất và tương lai của các thế hệ mai sau.
Các nhà Lãnh đạo đánh giá cao phát biểu của Chủ tịch nước, hoan nghênh những đề xuất thiết thực và ủng hộ nỗ lực của Việt Nam hướng tới thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi năng lượng.
Trước khi diễn ra cuộc Đối thoại, Chủ tịch nước đã có các cuộc trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhằm tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác và trao đổi những vấn đề cùng quan tâm.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự phiên khai mạc Đối thoại giữa các giữa các nhà Lãnh đạo APEC với các thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Đây là hoạt động thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC để các nhà Lãnh đạo APEC có những trao đổi thẳng thắn, thực chất và lắng nghe những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khu vực.
Nguồn: vov.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-nha-lanh-dao-cac-nen-kinh-te-apec-va-khach-moi-post1059809.vov
Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Khai mạc Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ X
Hiệp định VN-EAEUFTA cần sớm được nghiên cứu khả thi để sửa đổi và nâng cấp
Nhật Bản mong muốn tăng cường đầu tư tại các địa phương Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khai thác lợi thế FTA để thúc đẩy xuất khẩu
Cần Thơ thúc đẩy hợp tác sản xuất công nghiệp quy mô lớn với Hàn Quốc
Chính quyền Montgomery của Hoa Kỳ muốn thúc đẩy hợp tác với Đồng Nai
Việt Nam tham dự Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 6
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhôm nhập từ Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan dự Diễn đàn Kinh tế Xanh
Hoa Kỳ luôn là đối tác quan trọng hàng đầu về đầu tư tại Việt Nam
Hải quan Việt Nam và Hà Lan triển khai Hiệp định hợp tác cấp Nhà nước
Việt Nam-Mông Cổ ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững
Công bố bộ chỉ số FTA Index về thực hiện hiệp định tự do thương mại
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...