Hoa Kỳ: Kết luận cuối cùng về điều tra chống lẩn tránh thuế ống thép từ Việt Nam
Thứ sáu, 17-11-2023AsemconnectVietnam - Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với mặt hàng tương tự của Đài Loan (Trung Quốc).
Bộ Công Thương cho biết Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, ngày 4/8/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép. Đáng lưu ý, sản phẩm chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam với cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép - từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Hoa Kỳ. Qua đó, nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tương ứng mà Hoa Kỳ đang áp dụng với các nước/vùng lãnh thổ này.
Theo Bộ Công Thương, ngày 9/8 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra sản phẩm ống thép hàn carbon và ống thép hàn không hợp kim dạng tròn nhập khẩu từ Việt Nam có lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang áp dụng với Đài Loan (Trung Quốc) hay không.
Do đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với mặt hàng tương tự của Đài Loan (Trung Quốc) bởi không sử dụng HRS có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc).
Đối với các sản phẩm ống thép bị điều tra còn lại, ngày 9/11 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đăng công báo kết luận cuối cùng của vụ việc. Tại kết luận cuối cùng, DOC giữ nguyên nhận định trong kết luận sơ bộ đã ban hành vào tháng Tư năm nay.
Cụ thể, đó là doanh nghiệp Việt Nam có lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam (trừ doanh nghiệp bị DOC kết luận không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra) tham gia cơ chế tự xác nhận không sử dụng HRS có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ để được miễn áp dụng biện pháp.
Các doanh nghiệp bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra có thể đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ rà soát hành chính để được tham gia cơ chế tự xác nhận./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Xuất khẩu HRC của Mỹ tăng trong tháng 9
Nhập khẩu thép không gỉ của Nga giảm trong tháng 10
Nhập khẩu thép cuộn kéo dây của Mỹ giảm trong tháng 9
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 16/11: Giá quặng sắt giảm hơn 2%
Thị trường nông sản thế giới ngày 16/11: Giá cà phê đồng loạt giảm
Thái Lan tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2023 lên 8,5 triệu tấn
Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023
IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2023 và 2024
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 15/11: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 15/11: Giá quặng sắt tăng hơn 2% lên mức cao nhất 2 năm rưỡi
Đài Loan sẽ tăng cường kiểm tra súp lơ xanh nhập khẩu từ Việt Nam
Indonesia có kế hoạch nhập khẩu 5 triệu tấn gạo từ nay đến năm 2024
Trung Quốc và Indonesia ký biên bản hợp tác phát triển năng lượng gió
Giá HRC của Trung Quốc tăng do tồn kho giảm
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...