Hoa Kỳ tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
Thứ tư, 8-11-2023AsemconnectVietnam - Ngày 25 tháng 10 năm 2023, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) – Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra: Tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29.
- Các nước bị điều tra: bao gồm Ecuador, India, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm nói trên của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
- Phạm vi trợ cấp bị cáo buộc: Nguyên đơn đề nghị DOC khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam. Nguyên đơn cáo buộc do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà SXXK tôm đông lạnh của Việt Nam.
- Thời kỳ điều tra trợ cấp: năm 2022
- Thời kỳ điều tra thiệt hại: từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2023
- Nội dung cáo buộc: Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh và tôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam đang nhận được một loạt các chương trình trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất tôm nội địa của Hoa Kỳ. Nguyên đơn đã cáo buộc tổng số 40 chương trình, thuộc các nhóm như: cho vay và đảm bảo; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn các khoản phải thu (miễn thuế nhập khẩu, miễn thủy lợi phí…); ưu đãi miễn/giảm tiền thuê đất; xúc tiến xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cấp vốn cho nghiên cứu phát triển và nuôi trồng giống mới… Trong đó, Nguyên đơn cáo buộc một danh sách các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 645 triệu đô-la Mỹ sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
- Trình tự thủ tục: theo quy định của Hoa Kỳ, quy trình thủ tục vụ việc điều tra chống trợ cấp diễn ra như sau:
Bước 1: Chính phủ nước bị điều tra (Việt Nam) tham vấn với DOC về Đơn đề nghị điều tra.
Bước 2: DOC có 20 ngày để xem xét Đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 14 tháng 11 năm 2023. Trong một số trường hợp đặc biệt, DOC có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày.
Bước 3: ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn đề nghị để ban hành Kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).
Bước 4: DOC có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để Ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp.
Bước 5: DOC có 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ để Ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp.
Bước 6: ITC có 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp để đưa ra Kết luận cuối cùng về thiệt hại.
Bước 7: DOC có 07 ngày để ban hành Lệnh áp thuế trợ cấp (trong trường hơp kết luận có trợ cấp và thiệt hại). (Các mốc thời gian có thể được gia hạn).
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục PVTM khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan:
(i) Đối với Hiệp hội: hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để chuẩn bị kế hoạch ứng phó, xử lý vụ việc trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra.
(ii) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan:
- Rà soát các chương trình/chính sách hỗ trợ nhận được (nếu có) trong giai đoạn điều tra, chuẩn bị trước các hồ sơ, sổ sách chứng từ liên quan.
- Xác định trước chiến lược tham gia, xử lý vụ việc trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra.
- Chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, thủ tục điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ, các yêu cầu cung cấp thông tin của DOC để tuân thủ đúng trong trường hợp tham gia vụ việc;
- Dự trù, chuẩn bị trước nguồn lực cho việc xử lý vụ việc.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc bằng cách đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin điện tử về PVTM của DOC - ACCESS (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan (khi cần thiết) tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ;
- Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội và Cục PVTM trong suốt quá trình của vụ việc.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Chuyên viên phụ trách: Nguyễn Quốc Khánh, Điện thoại: 024.7303.7898, Email: nganha@moit.gov.vn, khanhngq@moit.gov.vn, Website: http://pvtm.gov.vn/
Xem thông báo của DOC tại đây.
Nguồn:Cục Phòng vệ thương mại
Indonesia khởi xướng điều tra 02 vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với vải dệt từ bông và sợi bông nhập khẩu
Thổ Nhĩ Kỳ rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá dây hàn từ Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh với dây cáp nhôm Việt Nam
Mỹ và EU cam kết tiếp tục thúc đẩy đàm phán về thương mại thép và nhôm
Trung Quốc xem xét lại thuế quan đối với rượu vang nhập từ Australia
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 20/10: Giá dầu vọt lên hơn 93 USD/thùng
Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu
EU quy định ngưỡng hạn ngạch thuế quan một số loại hoa quả
Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam
Mê-hi-cô khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng dây hàn nhập khẩu từ Việt Nam
EU tìm cách ngăn chặn việc Mỹ tái áp đặt thuế nhôm thép
Thuế carbon biên giới của EU tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam
Mexico điều tra chống bán phá giá đối với dây hàn từ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...