Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhôm nhập từ Việt Nam
Thứ hai, 6-11-2023AsemconnectVietnam - Đánh giá của Cục Phòng vệ Thương mại, biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 41,84% đối với sản phẩm nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 24/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm của nhôm nhập khẩu từ 15 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Nguyên đơn là Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn lao động công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ. Phía nguyên đơn cho rằng căn cứ số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, trong năm 2022, Việt Nam chiếm khoảng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào quốc gia này, đứng thứ 4 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico, Colombia, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,9%, 10,2% và 9,1%).
Doanh nghiệp xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá nguyên đơn nêu tên khoảng 14 công ty của Việt Nam. Ngoài 14 công ty này, còn có các công ty khác cũng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 41,84% (biên độ phá giá cáo buộc cho 15 quốc gia/vùng lãnh thổ trong khoảng từ 25,89%-376,85%) và thấp hơn so với mức cáo buộc đối với 3 nước xuất khẩu cạnh tranh nhất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế, do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Thời kỳ điều tra bán phá giá được tính từ ngày 1/4 đến ngày 30/9/2023.
Về quy trình thủ tục điều tra, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là ngày 7/11/2023 giờ Hoa Kỳ (doanh nghiệp có thể đề nghị DOC cho phép gia hạn nếu cần).
Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, DOC sẽ lựa chọn bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.
Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký kính được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn kính được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp nhận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất toàn quốc do DOC xác định (thường cao hơn).
Ngoài ra, các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).
Trước vấn đề trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội tiếp tục thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để ứng phó, xử lý vụ việc. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Cùng đó, hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp, đồng thời, chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.
“Các đơn vị cần thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời,” đại diện cơ quan này khuyến nghị thêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-san-pham-nhom-nhap-tu-viet-nam/906135.vnp
Nguyên đơn là Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn lao động công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ. Phía nguyên đơn cho rằng căn cứ số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, trong năm 2022, Việt Nam chiếm khoảng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào quốc gia này, đứng thứ 4 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico, Colombia, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,9%, 10,2% và 9,1%).
Doanh nghiệp xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá nguyên đơn nêu tên khoảng 14 công ty của Việt Nam. Ngoài 14 công ty này, còn có các công ty khác cũng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 41,84% (biên độ phá giá cáo buộc cho 15 quốc gia/vùng lãnh thổ trong khoảng từ 25,89%-376,85%) và thấp hơn so với mức cáo buộc đối với 3 nước xuất khẩu cạnh tranh nhất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế, do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Thời kỳ điều tra bán phá giá được tính từ ngày 1/4 đến ngày 30/9/2023.
Về quy trình thủ tục điều tra, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là ngày 7/11/2023 giờ Hoa Kỳ (doanh nghiệp có thể đề nghị DOC cho phép gia hạn nếu cần).
Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, DOC sẽ lựa chọn bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.
Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký kính được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn kính được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp nhận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất toàn quốc do DOC xác định (thường cao hơn).
Ngoài ra, các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).
Trước vấn đề trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội tiếp tục thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để ứng phó, xử lý vụ việc. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Cùng đó, hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp, đồng thời, chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.
“Các đơn vị cần thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ Thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời,” đại diện cơ quan này khuyến nghị thêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-san-pham-nhom-nhap-tu-viet-nam/906135.vnp
Hoa Kỳ luôn là đối tác quan trọng hàng đầu về đầu tư tại Việt Nam
Hải quan Việt Nam và Hà Lan triển khai Hiệp định hợp tác cấp Nhà nước
Việt Nam-Mông Cổ ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững
Công bố bộ chỉ số FTA Index về thực hiện hiệp định tự do thương mại
Việt Nam và Canada tăng cường hợp tác thúc đẩy thương mại nông sản
EU và Australia đạt tiến bộ trong đàm phán thỏa thuận thương mại tự do
Thúc đẩy hợp tác thương mại và kết nối giao thương Việt Nam-Campuchia
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội
Hà Nam: 29 doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường đầu tư
TP.HCM sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam luôn là đối tác quan trọng của EU
Dự án trọng điểm trong quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Anh
Mỹ và EU cam kết tiếp tục thúc đẩy đàm phán về thương mại thép và nhôm
Đảo Corse của Pháp sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...