Năm 2030 Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
Thứ bảy, 4-11-2023AsemconnectVietnam - Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global vừa đưa ra dự báo rằng Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, lớn thứ 3 thế giới. Kết luận này được S&P Global Market Intelligence đưa ra trong một báo cáo cập nhật về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI).
Ấn Độ hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và nước này dường như sẽ sớm vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á, lớn thứ 3 thế giới trong vòng 7 năm tới. Dự báo của S&P Global cho rằng kinh tế Ấn Độ sẽ có quy mô khoảng 7,3 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Sau 2 năm liên tiếp (2021- 2022) có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Ấn Độ đang tiếp tục cho thấy tăng trưởng GDP mạnh mẽ được duy trì trong năm 2023. Đây là cơ sở để S&P Global đưa ra kết luận này.
Dự kiến, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ dự kiến tăng trưởng từ 6,2- 6,3% trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3/2024, trở thành nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay. Bình luận về triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của đất nước đông dân nhất thế giới, S&P Global cho rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian còn lại của năm 2023 và năm 2024 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu trong nước. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ trong thập niên vừa qua phản ánh triển vọng tăng trưởng dài hạn thuận lợi cho nền kinh tế Ấn Độ, nhờ cơ cấu dân số trẻ và thu nhập hộ gia đình thành thị tăng nhanh.
Báo cáo của S&P Global nhấn mạnh, “GDP danh nghĩa của Ấn Độ tính bằng USD được dự báo sẽ tăng từ 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2022 lên 7,3 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này sẽ khiến quy mô GDP của Ấn Độ vượt qua GDP của Nhật Bản vào năm 2030, khiến Ấn Độ trở nền kinh tế lớn thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương” .
Nếu tính tới năm 2022, quy mô nền kinh tế Ấn Độ tính theo GDP đã lớn hơn của Anh và Pháp. Với tốc độ này, vào năm 2030, GDP của Ấn Độ đủ khả năng vượt qua Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP vào khoảng 25,5 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn thế giới. Trung Quốc xếp thứ hai với giá trị khoảng 18 nghìn tỷ USD, tương đương gần 18% kinh tế thế giới. Trong khi đó, Nhật Bản xếp thứ 3 với khoảng cách rất xa là 4,2 nghìn tỷ USD.
Về dài hạn, S&P Global khẳng định, kinh tế Ấn Độ sẽ được hỗ trở bởi một số động lực tăng trưởng chủ chốt. Trước tiên là tầng lớp trung lưu đang tăng rất nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Thị trường tiêu dùng nội địa Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng cùng các ngành công nghiệp lớn đã khiến nước này ngày càng trở thành điểm đến đầu tư quan trọng đối với nhiều công ty đa quốc gia về sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Quá trình chuyển đổi số của Ấn Độ hiện đang diễn ra sôi động cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, thay đổi cục diện thị trường bán lẻ tiêu dùng trong thập kỷ tới. S&P Global cho rằng đây là yếu tố thu hút các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ và thương mại điện tử đến thị trường Ấn Độ.
Ước tính, vào năm 2030, 1,1 tỷ người dân Ấn Độ sẽ được tiếp cận internet, gấp hơn 2 lần so với con số ước tính 500 triệu người vào năm 2020.
Nhìn tổng thể, Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong thập niên tới.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
ECB giữ lãi suất ổn định sau 10 lần tăng liên tiếp
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2021
Hoạt động dịch vụ của các nước giảm trong tháng 10/2023
Tình hình hoạt động sản xuất của các nước tháng 10/2023
Lĩnh vực dịch vụ của Pháp giảm ít hơn ước tính trong tháng 9/2023
Nền kinh tế khu vực Eurozone có thể suy giảm trong quý 3/2023 do nhu cầu chững lại
Hoạt động của ngành dịch vụ Đức tăng lên trong tháng 9/2023
Xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 9/2023 giảm nhẹ nhất trong 12 tháng
Tăng trưởng ngành dịch vụ của Ireland chậm lại trong tháng 9/2023
Sản lượng của nhà máy Hàn Quốc đạt mức tăng lớn nhất trong hơn ba năm
Hoạt động nhà máy của Nhật Bản tiếp tục giảm trong tháng 9/2023
Tăng trưởng hoạt động dịch vụ của Nhật Bản chậm lại trong tháng 9/2023
WB cảnh báo lãi suất cao là rủi ro của nhiều quốc gia
IMF cảnh báo lạm phát dai dẳng và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn vào năm 2024
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...